“Nhẫn nhường” không phải hèn yếu mà là khí chất của người quân tử

Trong “Luận ngữ” của Khổng Tử, Tử Cầm hỏi Tử Cống rằng: “Thầy Khổng đi qua các nước đều được tham dự việc chính sự của các nước ấy. Đó là do người ta chủ động yêu cầu hay là do thầy cầu xin vậy?”
Tử Cống nói: “Thầy Khổng ôn hòa, lương thiện, cung kính, cần kiệm, khiêm tốn nên được tư cách như vậy. Nhưng phương pháp cầu của thầy có lẽ cũng khác với phương pháp cầu của người khác.”
Ôn nhu, lương thiện, cung kính, cần kiệm, khiêm nhượng là năm loại mỹ đức. Người ôn hòa thì tướng mạo hiền lành, người hiền lương thì tâm thiện, người cung kính thì bên trong nghiêm túc, thanh sạch, người cần kiệm thì không xa hoa lãng phí, người khiêm nhượng là biết nhường nhịn. Người có năm loại mỹ đức này thì ở thời khắc nào, nơi chốn nào cũng giúp người, làm việc thiện.
Trong “Lễ Ký” cũng viết: Người học rộng biết nhiều mà có thể khiêm nhường, đối với việc thiện thì không bê trễ, người như vậy được xưng là quân tử. Người quân tử không yêu cầu người khác mà ở bất cứ lúc nào, việc nào đều tự yêu cầu bản thân mình tốt, không làm việc có lỗi, như thế giao tình mới có thể được duy trì.

Nhường ngôi vị

Minh họa Đế Nghiêu đi thị sát thiên hạ
Minh họa Đế Nghiêu đi thị sát thiên hạ
Đế Nghiêu tên là Phóng Huân, là người cung kính, tiết kiệm, đi khắp bốn phương, hết mình quan tâm đến dân chúng thiên hạ. Ông là vị Hoàng đế có đạo đức thuần khiết, ôn hòa và khoan dung.
Trong bảy mươi năm tại vị, ông luôn để ý tìm người tài đức để truyền lại ngôi vị. Vì vậy, ông công khai để tất cả mọi người đều có thể đề cử, ngay cả người có địa vị thấp kém nhưng có tài đức cao.
Về sau này, có một người nghèo khổ, tên là Ngu Thuấn, là người hết mực hiếu tâm hiếu thuận với cha mẹ. Ngu Thuấn mồ côi mẹ từ sớm. Ông có một người cha hồ đồ, người mẹ kế nói lời không thành thật, người em trai ngạo mạn vô lễ, nhưng Ngu Thuấn vẫn hòa thuận ở cùng.
Đế Nghiêu gả hai người con gái của mình cho Ngu Thuấn để quan sát đức hạnh của ông. Sau ba năm bàn việc chính sự với Đế Nghiêu thì ông được truyền ngôi. Nhưng Ngu Thuấn một mực không chịu, muốn truyền tặng cho người có đức cao. Đến một ngày tháng giêng, Ngu Thuấn mới tiếp nhận ngôi vị.

Đạo nhún nhường

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
Lễ nhượng có ý nghĩa rất rộng lớn, nhưng có thể hiểu theo nghĩa thông thường là nhún nhường, nhường nhau theo nghi lễ…
Trong “Tả truyền” viết:  Nhường là đứng đầu trong lễ. Trong “Lễ ký” cũng viết: Người quân tử cung kính, tiết kiệm, thoái nhường bởi vì thấu hiểu lễ.
Người xưa cũng viết: Có điều ức mà không dám bất chấp thì chính là tổn (tổn là ước thúc, khắc chế bản thân), có hạn định mà không dám vượt qua thì đó là lễ tiết. Ý nói, người quân tử ngoài đối với người khác phải cung kính thì đối với bản thân phải biết khắc chế, dùng thái độ khiêm nhượng để chứng tỏ lễ tiết của mình.
Trong “Dịch. Khiêm” viết rằng: “Khiêm khiêm quân tử, ti dĩ tự mục dã”, ý nói người quân tử lấy thái độ khiêm tốn để giữ mình, tu dưỡng mình, cho mình là thấp hơn người khác.
Trong “Lễ ký” cũng viết: “Trưởng giả vấn, bất từ nhượng nhi đối, phi lễ dã”, ý nói rằng khi người bề trên mà hỏi, nếu không khiêm nhường một chút mà trả lời thì sẽ không hợp lễ.
Trong đó cũng viết: “Phàm dữ khách nhập giả, mỗi môn nhượng vu khách”, ý nói khi cùng khách vào cửa thì phải nhường người khách vào cửa trước, ấy mới là hợp quy định của lễ.
Trong “Tự hối” ghi rằng: “Tiên nhân hậu kỷ vị chi nhượng”, tức là người trước mình sau thì được gọi là nhượng (nhường).

Đức hạnh nhẫn nhường

Trong “Tả truyền” viết: “Trung, đức chi chính dã; tín, đức chi cố dã; ti nhượng, đức chi cơ dã”, ý nói “trung” (trung thành, trung thực, hết lòng) là đức hạnh thuần chính. “Tín” là đức hạnh kiên trung, tin tưởng vững chắc. “Khiêm nhượng” là nền tảng, là cơ sở của đạo đức.
Kết quả hình ảnh
Hàn Tín lúc trẻ sống bần cùng. Một lần, có một kẻ vô lại chặn Hàn Tín lại và nói: “Ngươi mặc dù cao lớn, thường đeo kiếm nhưng kỳ thực cũng là kẻ nhát gan thôi.”
Hắn còn ở trước mặt mọi người vũ nhục Hàn Tín rằng: “Ngươi khoác bảo kiếm làm gì? Ngươi dám sát nhân không? Có can đảm thì giết ta đi!”
Hàn Tín thầm nghĩ: “Ta giết hắn là việc quá dễ dàng, nhưng sát nhân là phải đền mạng, hơn nữa cũng là việc không đáng.” Người kia liền cười to và nói: “Ngươi không dám giết ta, vậy ngươi phải chui háng ta đi nếu không đừng hòng đi qua!” Trong tiếng cười nhạo của cả đám đông bọn họ, Hàn Tín đã thực sự chui qua háng của kẻ vô lại. Ai cũng cho rằng Hàn Tín thực sự là một kẻ nhát gan.
Sau khi Hàn Tín công thành đã triệu kiến kẻ vô lại từng vũ nhục mình năm xưa đến gặp mặt và phong cho hắn chức trung úy.
Hàn Tín có phải là không có khả năng giết chết được kẻ vô lại kia? Kỳ thực, Hàn Tín biết được rằng giết chết kẻ vô lại ấy là không có ý nghĩa. Hàn Tín có thể nhẫn được sự vũ nhục nhất thời mà làm thành được sự nghiệp sau này.
Mai Trà biên dịch

Đăng nhận xét

[facebook][blogger][disqus]

MKRdezign

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google-plus#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget