CHƯƠNG 7A: TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG CON NGƯỜI HAY HÀO QUANG CON NGƯỜI
Trường năng lượng con người là biểu hiệu của năng lượng vũ trụ có liên quan mật thiết với đời sống con người. Nó có thể được mô tả như là một cơ thể sáng rực bao quanh và thâm nhập vào thân thể, phát ra các bức xạ đặc thù của riêng nó và thường được gọi là “hào quang”. Hào quang là cái phần của vũ trụ kết hợp với các đối tượng.
Hào quang con người hay trường năng lượng con người là cái phần của năng lượng vũ trụ kết hợp với thân thể.
Các nhà nghiên cứu, dựa vào những quan sát của mình, đã tạo ra những mô hình lý thuyết phân chia hào quang thành mấy vầng. Các vầng nầy đôi khi được gọi là cơ thể, chúng thâm nhập và bao quanh thành từng vầng liên tục.
Mỗi cơ thể kế tiếp gồm những chất tinh khiết và có “rung động” cao hơn của cơ thể mà nó bao quanh và thâm nhập.
Tập nhìn thấy hào quang con người.
Cách dễ nhất để bắt đầu cảm nhận trường năng lượng con người là tập như sau: Nếu bạn ở trong một nhóm người, hãy cầm tay nhau thành vòng tròn và nắm tay lại. Hãy để cho năng lượng trường hào quang của bạn chảy xung quanh vòng tròn. Hãy cảm nhận dòng chảy phập phồng đó một lát. Nó đang đi theo lối nào? Hãy nhìn xem người đang ở bên cạnh bạn cảm nhận đó bằng cách nào. Có tương quan nhau không?
Bây giờ, vẫn không thay đổi vật gì và không động tay, bạn hãy ngắt dòng chảy năng lượng lại. Giữ như thế một lát (mọi người cùng lúc), rồi để cho năng lượng chảy tiếp. Hãy làm thử lần nữa. Bạn có cảm thấy được chỗ khác nhau không ?
Bạn thích cái nào hơn? Lúc nầy hãy cùng với một người bạn nào đó cùng làm tương tự như trên.
Hai người hãy ngồi đối diện, hay lòng bàn tay áp vào nhau. Để cho năng lượng chảy tự nhiên. Nó đi theo đường nào? Hãy phát năng lượng ra khỏi lòng bàn tay trái; đoạn để nó đi vào tay phải. Rồi làm ngược lại. Xong ngắt dòng chảy. Bạn hãy thử cùng một lúc đẩy dòng chảy ra khỏi cả hai tay. Đoạn hút nó vào cả hai tay một lúc. Các động tác đẩy, kéo và ngừng là ba biện pháp cơ bản để thao tác năng lượng trong chữa trị. Hãy thực hành các động tác đó.
Bây giờ bạn hãy buông tay ra; giữ hai lòng bàn tay xa nhau khoảng 2-5 in; từ từ đưa tay ra ra vào vào, tăng giảm khoảng cách. Hãy tạo ra một cái gì đó giữa hai bàn tay. Bạn có cảm nhận được nó không? Nó giống cái gì? Hãy đưa hai tay ra xa nhau hơn, khoảng 8-10 in,rồi từ từ đưa lại gần nhau cho đến khi bạn cảm thấy có một sức ép đẩy hai tay bạn trở lại làm cho bạn phải ráng thêm một chút mới áp được hai tay vào nhau.
Lúc nầy, bạn đã áp các rìa cơ thể năng lượng của mình với nhau. Nếu tay bạn cách nhau 1-1 ¼ in là bạn đã áp rìa các cơ thể etheric của mình (vầng đầu tiên của hào quang). Nếu tay bạn cách nhau 3-4 in là bạn đã áp các rìa ngoài cơ thể cảm xúc của bạn (vầng thứ nhì của hào quang).
Lúc nầy bạn hãy hết sức thận trọng đưa hai tay vào gần nhau hơn nữa cho đến khi bạn có thể thực sự cảm thấy rìa nngoài cơ thể cảm xúc của bạn hay trường năng lượng bàn tay phải áp ào da bàn tay trái. Hãy đưa lòng bàn tay phải gần lòng bàn tay trái thêm khoảng một in. Hãy cảm nhận hiện tượng ngứa ran trên mu bàn tay trái khi mà rìa trường năng lượng của bạn áp vào đó. Trường năng lượng của bàn tay phải đã xuyên đúng qua bàn tay trái của bạn!
Giờ thì bạn lại đưa hai tay ra xa nhau hơn và giữ khoảng cách chừng 7 in. Hướng ngón trỏ phải vào lòng bàn tay trái, sao cho đầu ngón cách lòng bàn tay độ ½-1 in. Lúc nầy bạn hãy vẽ nhiều vòng tròn lên lòng bàn tay. Bạn cảm thấy gì? Nó có làm cho bạn nhột không? Cái gì vậy ?
Trong ánh sáng mờ mờ của căn phòng, bạn hãy giữ bàn tay bạn sao cho các đầu ngón tay hướng về từng người. Giữ hai tay trước mặt mình ở khoảng chừng 2 feet. Đảm bảo có một bức tường nhẫn màu trắng làm nền phía sau. Hãy để cho mắt thư giãn và dịu dàng nhìn chăm chú vào khoảng trống giữa các đầu ngón cách xa chừng 1-1 ½ in. Đừng nhìn vào ánh sáng chói chang. Hãy để cho mắt thư giãn. Bạn thấy gì không? Đưa các đầu ngón tay lại gần nhau rồi xa nhau hơn nữa. Điều gì xẩy ra ở khoảng cách giữa các ngón? Bạn thấy gì xung quanh bàn tay? Hãy nhẹ nhàng đưa môt bàn tay lên phía trên, bàn tay kia xuống duới, sao cho các ngón ở tay nọ hướng về các ngón ở tay kia. Lúc nầy có xẩy ra điều gì không? 94% số người làm thử bài tập nầy nhìn thấy một cái gì đó. Tất cả mọi người cảm nhận một cái gì đó. Về những câu trả lời cho các câu hỏi trên, xin tham khảo phần cuối chương nầy.
Sau khi bạn thực hành các bài tập nầy và các bài tập ở chương 9 quan sát hào quang của người khác, bạn có thể bắt đầu nhìn thấy vài vầng đầu tiên như hình 7-1A. Muộn hơn, sau khi bạn đã quen nhìn thấy các vầng thấp, bạn có thể thực hành các bài tập nhận thức bằng tri giác cao cấp như mô tả trong các chương 17, 18, 19. Khi đuợc khai mở hơn con mắt thứ ba (luân xa 6), bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy các vầng cao hơn của hào quang (hình 7-1B).
Đến đây, khi phần lớn chúng ta đã cảm nhận, nhìn thấy và trải nghiệm các vầng thấp của hào quang, xin hãy tiếp tục mô tả chúng.
Giải phẩu hào quang
Có nhiều hệ thống mà người ta đã tạo ra từ những quan sát của họ để xác định trường hào quang.
Tất cả hệ thống nấy đều chia hào quang thành vầng và xác định vị trí, màu sắc, độ sáng, hình thù, mật độ, độ lỏng và chức năng. Mỗi hệ thống đều hướng về loại công việc mà cá thể đang “tiến hành” với hào quang.
Có hai hệ thống giống với hệ thống của tôi nhất: hệ thống do Jack Schwarz sử dụng, gồm hơn bảy vầng, và được mô tả trong cuốn cũa ông nhan đề.
Các hệ thống năng lưọng con người; và hệ thống do Đức Rosalyn Bruyère thuộc Trung Tâm chữa trị bằng ánh sáng, Glendale, California, sử dụng. Hệ thống nầy gồm bảy vầng và đưọc mô tả trong cuốn sách của tác giả nhan đề Bánh xe ánh sáng, công trình nghiên cứu về luân xa .
Bảy vầng của trường hào quang
Tôi đã quan sát thấy bảy vầng của hào quang trong thời gian làm việc với cương vị cố vấn và cương vị thầy chữa.
Lúc đầu, tôi chỉ nhìn thấy được các vầng thấp, phần lớn đậm đặc và dễ thấy. Càng làm việc lâu, tôi càng thấy được thêm các vầng khác. Vầng càng cao thì tôi càng phải bành trường ý thức của mình thêm để cảm nhận nó. Nghĩa là nhằm mục đích nhìn thấy các vầng cao hơn, như vầng thứ năm, thứ sáu và thứ bảy, tôi phải đi vào trạng thái thiền định, thường là nhắm mắt. Sau nhiều năm thực hành, thậm chí tôi đã bắt đầu thấy vượt qua cả vầng thứ bảy, như sẽ được luận bàn ngắn gọn ở cuối chương nầy.
Các quan sát về hào quang cho tôi thấy một mô hình trường nhị nguyên thú vị. Các vầng khác của trường có cấu trúc cao, tựa như những làn sóng đứng của các mô hình ánh sáng, trong khi các vầng ở khoảng giữa hiện ra gồm các chất lỏng có màu chuyển động liên tục. Những chất lỏng nầy chảy qua một hình thái dựng nên bởi những làn sóng ánh sáng đứng lung linh. Hướng của dòng chảy phần nào được hình thái ánh sáng đứng điều khiển, vì chất lỏng chảy dọc theo các vệt ánh sáng đứng.
Bản thân những hình thái ánh sáng đứng cũng lóng lánh, y như thể chúng gồm có những sợi dây của nhiều ánh sáng nhỏ xíu, nhấp nháy dồn dập, mỗi cái nhấp nháy theo một tốc độ khác nhau. Những vệt ánh sáng đứng nầy hiện ra có những vật mang nhỏ xíu chuyển động dọc theo chúng.
Như vậy, các vầng thứ nhất, thứ ba, thứ năm và thứ bảy đều có cấu trúc rõ ràng, trong khi các vầng thứ hai, thứ tư và thứ sáu gồm những chất tựa lỏng không có cấu trúc đặc thù. Chúng đảm nhiệm hình thái là do chúng chảy qua cấu trúc của các vầng số lẻ và vì vậy phần nào đảm nhiệm hình thái của các vầng có cấu trúc.
Mỗi vầng kế tiếp thâm nhập hoàn toàn vào tất cả các vầng bên dưới nó, kể cả thân thể. Vì vậy cơ thể cảm xúc lan ra quá cơ thể etheric và bao gồm cả cơ thể etheric lẫn thân thể. Thực tế, mỗi cơ thể không hề là một “vầng", dù rằng đó là cái ta có thể nhìn thấy. Đúng hơn, nó là dạng bao quát hơn của bản thân chúng ta vốn mang sẵn bên trong mình những hình thái khác hạn chế hơn.
Từ quan điểm của nhà khoa học, có thể coi mỗi vầng như một mức của các rung động cao hơn, chiếm lĩnh cùng khoảng không như những mức rung động phía dưới nó và vượt ra xa hơn. Để nhìn thấy được từng mức tiếp liền nhau, người quan sát phải tiến lên với ý thức về mỗi mức tần số mới. Vậy là ta có bảy cơ thể, tất cả chiếm cùng một khoảng không vào cùng một thời điểm, cái nào cũng vượt ra quá cái kế bên, điều mà chúng ta không quen trong đời sống “bình thường" hằng ngày. Nhiều người nhầm lẫn coi hào quang như một củ hành có thể bóc ra thành từng lớp liên tiếp. Không phải như vậy.
Các vầng có cấu trúc chứa đựng mọi hình thái mà thân thể có, kể cả nội tạng, mạch máu … và những hình thái bổ sung mà trong thân thể không có. Có một dòng chảy năng lượng thẳng đứng rung động bên trên và bên dưới trường hào quang trong tủy sống. Nó vượt quá ra ngoài thân thể, phía trên đầu và phía dưới xương cụt. Tôi gọi nó là dòng năng lượng chủ yếu. Có những cuộn xoáy hình nón xoay tròn mệnh danh là các luân xa trong trường hào quang. Chóp của chúng hướng vào bên trong dòng năng lượng thẳng đứng chủ yếu và nền khai mở của chúng kéo dài tới rìa từng vầng của trường hào quang nơi chúng khu trú.
Bảy vầng và bảy luân xa của trường hào quang
Mỗi vầng hiện ra khác nhau và có chức năng đặc thù cho mỗi vầng. Mỗi vầng hào quang kết hợp với một luân xa. Nghĩa là vầng thứ nhất kết hợp với luân xa 1, vầng thứ hai với luân xa 2, và cứ thế.
Đây là những khái niệm chung sẽ phức tạp hơn khi ta nghiên cứu sâu thêm vào chủ đề này. Còn bây giờ chỉ liệt kê danh sách để cung cấp cho bạn một cái nhìn chung toàn cục.
Vầng thứ nhất của trường hào quang và luân xa 1 kết hợp với hoạt động thể chất và cảm xúc-cảm tính thể chất, sự đau đớn thể chất hay niềm vui. Vầng thứ nhất kết hợp với hoạt động tự động và tự quản của thân thể.
Vầng thứ hai và luân xa 2 thường kết hợp với dạng cảm xúc của con người. Chúng là những cỗ xe qua đó ta có đời sống cảm xúc và các cảm nghĩ.
Vầng thứ ba kết hợp với đời sống tâm thần, với tư duy tuyến tính.
Vầng thứ tư kết hợp với luân xa tim, là cỗ xe qua đó ta có yêu thương, không chỉ có vợ chồng mà có cả nhân loại nói chung . Luân xa bốn là luân xa chuyẻn hóa năng lượng yêu thương.
Vầng thứ năm là mức kết hợp với một ý chí cao cấp có quan hệ chặt chẽ hơn với ý chí siêu phàm. Luân xa năm kết hợp với sức mạnh của lời nói, sự phát biểu mọi điều vào trong tồn tại, lắng nghe và chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Vầng thứ sáu và luân xa 6 kết hợp với yêu thương thượng giới. Nó là yêu thương vượt ra khỏi giới hạn yêu thương của con người và ôm lấy mọi cuộc đời. Nó tạo nên sự bày tỏ quan tâm và ủng hộ việc bảo vệ và dinh dưỡng mọi cuộc đời. Nó giữ cho mọi hình thái cuộc đời như là những biểu hiện quí giá nhất của Thượng đế.
Vầng thứ bảy và luân xa 7 kết hợp với trí tụê bậc cao, hiểu biết và sự hợp nhất bản chất tâm linh và thể chất.
Như vậy là có các vị trí đặc trưng bên trong hệ thống năng lượng con người về cảm giác, xúc cảm, ý nghĩ, ký ức và những trải nghiệm phi thể chất khác mà ta kể lại cho các thầy thuốc của mình. Việc hiểu được các triệu chứng thể chất liên quan như thế nào với những vị trí ấy sẽ giúp ta hiểu bản chất của các bịnh khác nhau cũng như bản chất sức khỏe và bịnh tật. Thế thì việc nghiên cứu hào quang có thể là nhịp cầu giữa y học truyền thống và những trăn trở tâm lý học của ta.
Như vậy là có các vị trí đặc trưng bên trong hệ thống năng lượng con người về cảm giác, xúc cảm, ý nghĩ, ký ức và những trải nghiệm phi thể chất khác mà ta kể lại cho các thầy thuốc của mình. Việc hiểu được các triệu chứng thể chất liên quan như thế nào với những vị trí ấy sẽ giúp ta hiểu bản chất của các bịnh khác nhau cũng như bản chất sức khỏe và bịnh tật. Thế thì việc nghiên cứu hào quang có thể là nhịp cầu giữa y học truyền thống và những trăn trở tâm lý học của ta.
Vị trí của bảy luân xa
Vị trí của bảy luân xa chính trong thân thể được trình bày ở Hình 7-2A tương ứng với bảy đám rối thần kinh chính của người trong từng vùng thân thể.
BS David Tanseley, chuyên viên về bức xạ học, trong cuốn sách của mình nhan đề Bức xạ học và các cơ thể tinh tế của con người, nói rỏ rằng bảy luân xa chính được hình thành tạI những điểm mà ở đó các vạch ánh sáng thẳng đứng giao nhau 21 lần.
21 luân xa phụ khu trú tại những điểm mà ở đó các thành phần năng lượng giao nhau 14 lần ( Xem Hình 7-2B ). Chúng khu trú lần lượt như sau: 2 trước tai, 2 trên vú, 1 tạI nơi hai xương đòn gặp nhau, 2 trong lòng bàn tay, 2 ở gót chân, 2 ở ngay phía sau mắt ( không có trên hình vẽ )
hình 2
Hình 7-2: Vị trí các luân xa
( Tài liệu chuẩn đoán )
2 liên hệ với cơ quan sinh dục, 1 cạnh gan, 1 liên kết với dạ dầy (bao tử), 2 liên kết với lách, 2 ở khoe chân (sau đầu gối), 1 cạnh tuyến ức và 1 cạnh đám rối thái dương. Các luân xa này có đường kính khoảng 3 in tại nơi cách mặt da 1 in.
Hai luân xa phụ ở lòng bàn tay rất quan trọng trong chữa trị. Nơi mà các vạch năng lượng giao nhau 7 lần, còn có những cuộn xoáy nhỏ hơn được tạo ra.
Có nhiều trung tâm năng lượng tí xíu tại những nơi mà các vạch năng lượng giao nhau ít lần hơn. Tanseley nói rằng những cuộn xoáy tí xíu này có thể rất trùng khớp với các huyệt châm cứu trong y học Trung Hoa.
Mỗi luân xa chính ở phía trước cặp đôi với một luân xa tương ứng ở phía sau, đều được coi như tiền diện mạo và hậu diện mạo của luân xa. Tiền diện mạo liên quan với cảm nhận, hậu diện mạo liên quan với ý chí, và ba diện mạo trên đầu liên quan với các quá trình tâm thần của con người, như được trình bày ở Hình 7-3.
Như vậy, luân xa 2 có các thành phần 2A và 2B, luân xa #3 có 3A và 3B, cứ thế cho tới luân xa thứ 6. Có thể coi các luân xa 1 và 7 là cặp đôi với nhau nếu ai đó muốn thế, bởi vì chúng là những điểm tận cùng được khai mở của dòng năng lượng thẳng đứng chủ yếu chảy lên chảy xuống dọc theo cột sống mà toàn bộ luân xa hướng vào.
Mũi nhọn hay đỉnh của các luân xa, nơi chúng liên kết với dòng năng lượng chủ yếu, được gọi là rễ hoặc tâm của luân xa. Bên trong các tâm này là những dấu niêm kiểm soát sự trao đổi năng lượng giữa các vầng hào quang qua luân xa đó. Nghĩa là mỗi một trong số bảy luân xa đều có bảy vầng, mỗi vầng tương ứng với một vầng của trường hào quang. Mỗi luân xa có vẻ khác biệt trên từng vầng đó, như sẽ được nói chi tiết trong miêu tả của mỗi vầng. Năng lượng nào muốn chảy từ vầng nọ sang vầng kia qua luân xa phải đi qua các dấu niêm trong rễ luân xa đó. Hình 7-4 cho thấy trường hào quang với toàn bộ bảy vầng thâm nhập và toàn bộ bảy vầng thâm nhập của các luân xa.
Có thể nhìn thấy năng lượng tuôn chảy vào trong toàn bộ những luân xa này từ trường năng lượng vũ trụ ( Hình 7-3 ). Từng cuộn xoáy năng lượng hiện ra đang hút hoặc để cho năng lượng từ trường năng lượng vũ trụ đi vào. Chúng hiện ra đang hoạt động giống như các cuộn xoáy chất lỏng mà chúng thường gặp trong nước hay trong không khí, như: xoáy nước, khí xoáy tụ, cột nước và bão. Chỗ tận cùng của một luân xa bình thường mở ra vầng hào quang thứ nhất có đường kính khoảng 6 in, cách mặt da khoảng 1 in.
Đăng nhận xét