Bàn tay ánh sáng: Chương 17 Trực tiếp đáo đạt thông tin

Chương 17: TRỰC TIẾP ĐÁO ĐẠT THÔNG TIN
Việc đáo đạt thông tin ngoài các phương thức thông thường có thể giúp rất nhiều cho chữa trị. Có thể nhận phần lớn các loại thông tin cần thiết bằng phương thức này. Nói "trực tiếp đáo đạt thông tin" là nói đúng ý nghĩa mà nó bao hàm. Bạn trực tiếp liên hệ và nhận được thông tin mà bạn cần. Quá trình này được mệnh danh là tri giác cao cấp, thiên lý nhĩ, minh triết, siêu cảm giác hoặc đọc ý nghĩ. Ta hãy nhìn rõ hơn xem thực chất quá trình đó là gì.
Thông tin đến với bạn qua năm giác quan, mang tên gọi truyền thống: Thị giác, xúc giác, vị giác, thính giác và khứu giác. Phần đông chúng ta đã phát triển một số trong các phương tiện này để thu được thông tin nhiều hơn người khác. Các quá trình bên trong của tư duy, xúc cảm và tồn tại của bạn có nhiều điều liên quan với những cách thức đáo đạt thông tin của bạn, như hai nhà lập trình về ngôn ngữ học thần kinh cho máy tính Richard Bandler và John Grinder đã viết trong cuốn sách của họ Cóc thành Hoàng Tử. Trải nghiệm nội tâm của bạn, chạy qua một số kênh quen thuộc. Có thể là bạn hoạt động chủ yếu bằng cách kết hợp các quá trình thị giác với các quá trình giác quan tâm động, hoặc các quá trình thính giác với các quá trình giác quan tâm động, hoặc các quá trình thị giác với các quá trình thính giác. Có thể có bất cứ kết hợp nào. Đối với quá trình nội tâm khác nhau thì bạn sử dụng các kết hợp khác nhau. Có thể bạn biết hoặc không biết là bạn nghĩ chủ yếu đến hình ảnh, âm thanh hay xúc cảm. Tôi khuyên bạn khám phá, bởi lẽ phương thức mà bạn đáo đạt thông tin qua các giác quan thông thường là phương thức mà tôi muốn khuyên bạn bắt đầu học để phát triển tri giác cao cấp của mình.
Chẳng hạn, nếu người ta đưa cho tôi một tên người thì trước hết tôi nghe gọi cái tên đó, rồi bằng giác quan tâm động tôi tìm theo mọi hướng cho đến khi tôi cảm nhận mối liên kết được hình thành với người đó. Từ điểm ấy tôi nhìn thấy các bức tranh và nghe được thông tin về người mang tên đó. Vài năm trước đây tôi không thể làm được điều này.
Giác quan cao cấp đầu tiên mà tôi phát triển là giác quan tâm động. Tôi bỏ ra nhiều giờ tiến hành tâm lý liệu pháp, đụng chạm đến nhiều người và trường năng lượng của họ. Sau đó, từ chỗ nhận thức được, tôi "nhìn thấy" được. Tôi bắt đầu nhìn thấy những vật có liên quan đến điều mà tôi cảm nhận. Sau rất nhiều lần thực hành, tôi bắt đầu nghe được thông tin. Có thể học hỏi được từng phương thức đáo đạt đó qua luyện tập và thiền định. Bằng cách đi vào một trạng thái tĩnh lặng và tập trung vào một trong số các giác quan của bạn, bạn sẽ nâng cao được nó. Muốn vậy chỉ có thực hành. Phần khó nhất là học được cách đi vào trạng thái tĩnh lặng và tập trung liên tục vào chủ định của bạn.
Những bài tập nâng cao tri giác
Để nâng cao giác quan tâm động của bạn.
Xin hãy ngồi vào một tư thế thiền định thoải mái và hãy tập trung cảm nhận bên trong thân thể bạn. Hãy tập trung vào các bộ phận của thân thể và các cơ quan. Nếu thấy có lợi thì hãy tiếp cận bộ phận mà bạn đang tập trung chú ý. Nếu bạn có thiên hướng thị giác, có thể bạn sẽ muốn nhìn vào bộ phận đó. Nếu có thiên hướng thính giác, có thể bạn sẽ muốn lắng nghe tiếng thở hay tiếng tim để giúp cho mình tập trung hơn.
Bấy giờ hãy làm như vậy đối với khoảng không gian xung quanh bạn. Mắt nhắm lại, bạn hãy ngồi và cảm nhận căn phòng. Hãy tập trung vào, hãy vươn tới hoặc tỏa lan tới các vị trí khác nhau trong căn phòng và các đồ vật khác. Nếu thấy cần, bạn mở mắt ra và sờ vào các đồ vật trong phòng trước khi quay trở lại ngồi và cảm nhận. Sau đó, bạn nhờ một người bịt mắt cho bạn và dẫn bạn vào một căn phòng lạ. Hãy ngồi và cảm nhận khoảng không gian bằng giác quan tâm động giống như cung cách mà bạn hòa đồng vào trong thân thể mình. Bạn đã thấy được gì về căn phòng? Hãy bỏ khăn bịt mắt ra và kiểm tra. Bạn hãy làm như vậy với nhiều người, nhiều động vật và cây cối.
Để nâng cao thị giác của bạn, hãy ngồi thiền định và trong trạng thái nhắm mắt, hãy nhìn vào bên trong thân thể mình. Nếu gặp rắc rối gì sẽ được giác quan hỗ trợ. Tiếp cận bộ phận hoặc lắng nghe các quá trình nội tâm cho đến khi bạn có được một bức tranh về điều này. Sau đó tiến hành như vậy đối với căn phòng. Trước tiên mở mắt ra quan sát các chi tiết trong phòng rồi nhắm mắt lại mà tạo ra trong óc bức tranh về căn phòng. Bấy giờ, hãy đi tới một căn phòng lạ và bắt đầu làm điều tương tự trong trạng thái nhắm mắt. Bạn có thể "nhìn thấy" gì?
Hãy nhớ rằng chúng ta đang nói về cảm nhận thị giác. Điều này khác với quá trình mường tượng là một hành động sáng tạo trong đó bạn mường tượng cái mà bạn muốn tạo ra.
Để nâng cao thính giác của bạn, hãy ngồi thiền định. Hãy lắng nghe bên trong thân thể mình. Một lần nữa, nếu cần, bạn đặt tay lên bộ phận mà bạn đang lắng nghe và hãy cảm nhận nó hoặc nhìn vào nó. Rồi bạn đi ra ngoài và lắng nghe mọi âm thanh xung quanh. Nếu bạn thực hiện việc này trong rừng thì bạn sẽ bắt đầu nghe được tính đồng bộ của các âm thanh. Chúng cùng nhau tạo nên một bản nhạc giao hưởng. Hãy lắng nghe chăm chú hơn. Bạn có thể nghe được gì nào? Những âm thanh không tồn tại? Hãy lắng nghe kỹ càng, một ngày nào đó chúng sẽ có ý nghĩa đối với bạn. Itzhak Bentov trong cuốn sách của mình Lần Theo Con Lắc Hoang Dã đã viết về một âm thanh the thé mà nhiều người ngồi thiền định nghe được. Nó nằm bên trên tầm bình thường của thính giác. Tác giả cuốn sách đã có thể đo được tần số của âm thanh này.
Khi tôi phát triển các khả năng "nhìn thấy" của mình, tôi phát hiện ra rằng những bức tranh đến với tôi dưới hai dạng. Một dạng có tính biểu tượng, dạng kia là nguyên bản. Trường hợp bức tranh có tính biểu tượng, ta chỉ đơn giản thấy một hình ảnh nào đó có ý nghĩa về con người mà ta đang "đọc". Chẳng hạn, ta có thể thấy một tinh vân cuộn xoáy trên bầu trời hay một chiếc bánh sô cô la lớn. Trong trường họp bức tranh là nguyên bản, ta thấy các bức tranh về sự kiện hoặc đồ vật. Ta có thể chứng kiến một trải nghiệm trong quá khứ của bệnh nhân. Trong cả hai trường hợp hình ảnh biểu tượng và "đọc" sự kiện thì thấy chứa giữ vị trí của người chứng kiến. Nghĩa là thầy chữa đi vào cơ cấu thời gian đó à chứng kiến các sự kiện như chúng đã xảy ra. Điều tương tự cũng có thật trong trường hợp hình ảnh biểu tượng. Thầy chữa chờ cho hình ảnh hiện ra và mô tả nó đúng như nó biểu lộ. Tôi gọi việc này là dẫn kênh tiếp nhận. Điều vô cùng quan trọng là hình ảnh không được thầy chữa hiểu thấu hoặc bị thầy chữa làm nhiễu loạn khi nó biểu hiện. Ý nghĩa của hình ảnh đối với thầy chữa và đối với bệnh nhân có thể khác nhau. Ví dụ, nếu bạn thấy một bức tranh biểu tượng, thấy cảnh một chiếc xe ca màu xanh chạy xuống đường, thì bạn đừng nói ngay "Ô, cái này có ý nghĩa gì nhỉ?". Bạn phải theo dõi chiếc xe chạy xuống đường và để cho cảnh này biểu hiện ra trước mặt bạn. Trong quá trình đó, bạn sẽ tuần tự thu thập thông tin và dần dà dựng nên được một bức tranh có thể hiểu được. Có thể là bạn không biết bức tranh đó có ý nghĩa biểu tượng gì hoặc nó là nguyên bản gì (tức là điều gì đó đang xảy ra hoặc có thể xảy ra) cho tới mãi về sau. Nhận thông tin theo cách này là đáng tin cậy. Bạn để ra chừng ba mươi phút đến một giờ để tạo dựng bức tranh thành một điều gì đó có thể hiểu được.
Mặt khác, một số nhà thấu thị sử dụng các biểu tượng riêng của mình và đọc bằng cách lý giải chúng. Việc này chỉ có hiệu lực khi thực hành nhiều, bởi vì trước tiên nhà thấu thị phải tạo được cho mình một bộ biểu tượng rõ ràng qua đó có thể thu nhận thông tin.
Trong một loại khác về hình ảnh nguyên bản, thầy chữa nhìn thấy một bức tranh về một cơ quan bên trong của bệnh nhân. Bức tranh này hoặc hiện ra trên màn hình trong tâm trí thầy chữa, cái mà tôi gọi là màn hình tâm trí, hoặc hiện ra khu trú bên trong thân thể bệnh nhân, như thể thầy chữa có thể nhìn qua các lớp của thân thể vào tận cơ quan giống như một máy X quang. Loại nhìn thấy này, tôi đã mệnh danh nó là thấu thị. Nó là một công cụ rất có hiệu lực giúp ta mô tả bệnh tật. Với tầm nhìn thấu thị, bạn sử dụng lối đáo đạt trực tiếp chủ động. Điều đó có nghĩa là bạn tìm kiếm một số thông tin đặc hiệu mà bạn muốn đạt tới. Ví dụ, bằng thấu thị, tôi có thể nhìn vào bất cứ nơi nào trên thân thể. Tôi có thể quyết định nhìn vào lúc nào, ở độ sâu bao nhiêu, ở mức nào của hào quang và với mức dung giải nào hoặc kích thước từ vĩ mô đến vi mô.
Cảm nhận từ xa Tôi đã thấy rằng trực tiếp đáo đạt thông tin có hiệu lực đối với người trong cùng căn phòng với mình hoặc ở xa. Việc đọc hào quang từ xa ở cự ly lớn nhất của tôi được tiến hành trong cuộc trao đổi bằng điện thoại giữa New York City và Italia. Về điểm này, theo trải nghiệm của tôi, việc đọc hào quang từ xa hiện ra khá chính xác, nhưng việc chữa trị không công hiệu bằng khi tôi ngồi cùng phòng với bệnh nhân.
Trực tiếp đáo đạt thông tin và tiên tri
Nhiều lần người ta đặt ra với hướng đạo của tôi những câu hỏi về tương lai. Hướng đạo của tôi luôn trả lời rằng có thể nói về thực tại có khả năng xảy ra trong tương lai, nhưng đó không phải là những thực tại tuyệt đối sẽ phải xảy ra, bởi lẽ mỗi con người đều có tự do ý chí để sáng tạo ra cái họ muốn có trong tương lai. Hướng đạo của tôi luôn nói rằng Người sẽ không đoán trước chuyện tương lai, nhưng rồi nhiều lần Người lại tiến lên và trả lời câu hỏi được đặt ra. Phần lớn những chuyện được tiên đoán trong tương kai này xảy ra sau đó khá lâu. Chẳng hạn, Heyoan nói với một bà rằng bà ta có thể sẽ quan tâm nhiều đến chuyện dính líu với Liên Hợp Quốc. Về sau bà này nhận được hai giấy mời làm cho bà ta trở thành có quan hệ với tổ chức quốc tế này. Người bảo một ông rằng, ông ta có thể có quan hệ với ngoại giao đoàn tại mêhicô và sẽ tiếp cận việc này trong thời gian đi nghỉ ở Bồ Đào Nha. Chuyện xảy ra đúng như thế. Một số trường hợp khác được Người nhắc là phải hoàn tất một số việc vì có thể sẽ phải di chuyển. Hiện giờ họ di chuyển thật rồi, dù rằng trước đó họ không mảy may nghĩ đến chuyện đó. Về phần tôi thì vào lúc tôi bắt đầu một buổi chữa đặc biệt, Người bảo tôi là bệnh nhân đó bị ung thư và sẽ chết. Và chị này không qua được. Khi chị đến chữa chỗ tôi, không ai nghi ngờ là chị bị ung thư cả, cho đến khi chụp CAT scanner bốn lần trong khoảng bốn tháng. Các kết quả chụp CAT scanner cho thấy hình thù, kích thước và vị trí của ung thư giống hệt như khi tôi nhìn thấy bằng thấu thị. Dĩ nhiên tôi rất lo ngại khi nhận được thông tin đó. Tôi không lộ ra cho bệnh nhân mà chỉ khuyên chị ta nên đi khám bác sĩ ngay. Không may tôi đã không tiếp cận được bác sĩ. Những trải nghiệm như thế làm ta lưu ý về trách nhiệm của thầy chữa; vấn đề sẽ được luận bàn sau này trong cuốn sách.
Phương pháp đo đạc tốt nhất cho quá trình trực tiếp đáo đạt thông tin là công trình nghiên cứu về thấu thị do Russell Targ và Harold Puthoff thuộc Viện nghiên cứu Stanford thực hiện. Họ thấy một nhà thấu thị ngồi ở tầng hầm của phòng thí nghiệm ở Stanford có thể vẽ khá chính xác bản đồ về vị trí của một nhóm người được chọn làm cọc tiêu đã được phái đến một số địa điểm. Targ và Puthoff bắt đầu tiến hành thí nghiệm với các nhà tâm lý học lừng danh và thấy rằng những người mà họ chọn, kể cả người hoài nghi nhất, đều không một ai làm được điều vừa nói. Tôi tin rằng điều tôi đang làm cũng rất giống như vậy và tôi chỉ áp dụng nó vào chữa trị.
Tóm lại, tôi tin rằng phần đông chúng ta có thể sử dụng một vài phương thức trực tiếp đáo đạt thông tin trong cuộc sống thường ngày của mình. Thông tin nào đã giúp bạn điều hành nghề nghiệp tốt hơn? Hẳn là bạn có thể cảm nhận thông tin đó qua tri giác cao cấp của chính mình. Tất cả điều đó là một cách khác để nói rằng con người có nhiều phương thức nhận thông tin và hướng dẫn nếu bản thân có yêu cầu và khai mở để đón nhận.
Trực tiếp đáo đạt thông tin có nhiều quan hệ mật thiết với tương lai. Nếu loài người học cách đáo đạt thông tin, coi như đó là sự gợi ý về tính hiển nhiên của thực tại thì điều này sẽ tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục và tất nhiên đến cả xã hội. Người ta đến trường không chỉ để học cách lập luận suy diễn và quy nạp, thu nhập kiến thức và nâng cao trí nhớ, mà sẽ còn đến trường để học cách tiếp cận bất cứ điều gì mà ta muốn biết ngay tức khắc. Thay vì mất hàng giờ để ghi nhớ mọi việc, người ta sẽ học cách đáo đạt thông tin tàng trữ trong "bộ nhớ" của trường năng lượng vũ trụ. Trong thuật ngữ bí truyền, sự tàng trữ thông tin này được mệnh danh là văn thư akashie. Văn thư này là dấu ấn năng lượng được xếp trong toàn đồ vũ trụ của mọi thứ đã từng xảy ra hoặc đã từng biết đến. Não hoạt động theo cách này thì thông tin không tàng trữ trong ký ức, nó chỉ đơn giản là được đáo đạt mà thôi. Não hoạt động theo cách này thì nhớ lại có nghĩa là điều chỉnh lần nữa cho phù hợp với toàn đồ vũ trụ và đọc lại thông tin, chứ không phải là lục soát ký ức để tìm lại thông tin,.
Do chỗ thông tin này tồn tại bên ngoài giới hạn của thời gian tuyến tính, như đã nói trong Chương 3, hẳn là con người ở mức độ nào đó có khả năng đọc được tương lai, như Nostradamus đã tiên đoán sự ngoi lên của một tên độc tài ở châu Âu tên là Hitler nhiều thế kỷ trước khi Hitler lên cầm quyền.
Điểm lai Chương 17
1. Những phương thức chính trực tiếp đáo đạt thông tin là gì?
2. Hãy mô tả cách thức nâng cao thị giác, thính giác và giác quan tâm động của bạn.
3. Nếu một người thuộc dạng giác quan tâm động thì loại thiền định nào và loại trực tiếp đáo đạt thông tin nào là tốt nhất để người đó tập trung vào?
4. Điểm khác biệt giữa chủ động nhìn vào hào quang và cảm nhận nó bằng biểu tượng?
5. Trực tiếp đáo đạt thông tin khi được tiến hành từ xa thì có hiệu lực không? Xa bao nhiêu? Hiện tượng này có thể giải nghĩa như thế nào bằng Vật lý học?
6. Điểm khác biệt giữa chủ động dẫn kênh tiếp nhận và trực tiếp đáo đạt thông tin?
Để làm động não
7. Bạn chủ yếu thuộc dạng thị giác, thính giác hay giác quan tâm động?


Đăng nhận xét

[facebook][blogger][disqus]

MKRdezign

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google-plus#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget