Bàn tay ánh sáng: Chương 14 Nguyên nhân bệnh tật

Chương 14: NGUYÊN NHÂN BỊNH TẬT
Theo cách nhìn của nhà chữa trị, bệnh tật là hậu quả của mất cân bằng. Mất cân bằng là hậu quả của việc quên con người thật của mình. Quên con người thật của mình tạo ra những ý nghĩ và hành động dẫn đến một cách sống không lành mạnh, cuối cùng là bệnh tật. Bệnh tật tự bản thân nó là dấu hiệu chứng tỏ bạn mất cân bằng vì bạn đã quên mất con người thật của bạn. Nó là lời nhắn nhủ trực tiếp, không những nói với bạn về cung cách bạn mất cân bằng ra sao, mà còn chỉ cho bạn thấy những bưóc đi sẽ đưa bạn trở về với bản ngã thực và sức khỏe. Thông tin nầy rất đặc biệt nếu bạn biết cách đảm bảo việc đáo đạt nó.
Như vậy, có thể hiểu bệnh tật như là bài học mà bạn tự rút ra được để giúp bạn nhớ lại con người thực của mình. Lập tức bạn sẽ nghĩ đến mọi thứ ngoại lệ của phát biểu nầy. Nhưng phần lớn các ngoại lệ đó sẽ hạn chế bạn vào một nhận thức thực tại chỉ gồm có cuộc đời đặc biệt nầy và chỉ là đời sống trong thân thể. Tuy nhiên, phạm vi của tôi là một phạm vi tiên nghiệm hơn. Những phát biểu trên đây có thể chỉ được hiểu theo một hướng tổng thể và lành mạnh nếu bạn đã tự mình chấp nhận là tồn tại ở bên kia các chiều vật lý của thời gian và không gian. Những phát biểu nầy có thể chỉ được cảm nhận như là yêu thương, nếu chúng cũng bao gồm cả bạn, coi bạn như là một phần của tổng thể, và do đó cũng là tổng thể. Chúng được xây dựng trên quan niệm cho rằng tính cá thể hóa và tính trọn vẹn đều như nhau. Theo cách diễn giải nầy thì điều đó có nghĩa là: tổng thể được cấu tạo từ các phần cá thể, và do đó các phần cá thể không chỉ là phần của tổng thể, mà trên thực tế là tổng thể, tựa như một toàn đồ.
Trong quá trình phát triển của bản thân tôi qua những năm tiến hành quan sát trường năng lượng với cương vị cố vấn có hai biến đổi chủ yếu xảy ra khiến cho phương thức làm việc của tôi với mọi người trở nên khác trước rất nhiều. Thứ nhất là trong những buổi chữa, tôi bắt đầu nhận được sự dìu dắt của các hướng đạo tâm linh về điều cần làm trong khi chữa trị, và tôi bắt đầu tìm kiếm cũng như đòi hỏi các thông tin đặc hiệu thuộc các mức hào quang khác nhau. Thứ hai là tôi bắt đầu phát triển cái mà tôi gọi là “thấu thị “; nghĩa là tôi có thể nhìn vào thân thể phần nào giống như một máy X quang. Thực hành của tôi đã chuyển dẩn từ lĩnh vực một cố vấn sang lĩnh vực một thầy chữa tâm linh.
Chữa trị lúc đầu trở thành phần mở rộng của liệu pháp, về sau thành nòng cốt trung tâm của mọi liệu pháp, bởi vì nó vươn tới tất cả mọi chiều của linh hồn và thể xác, vượt qua cái mà liệu pháp có khả năng làm. Công việc của tôi trở nên rõ ràng. Tơi chữa trị cho linh hồn, hay là tôi trở thành kênh dẫn giúp cho linh hồn nhớ lại nól à ai và tại đâu nó được dìu dắt trong những lúc nó quên và đi trệch đường mà rơi vào bịnh tật hoặc đau yếu. Đối với tôi, công việc nầy được hoàn thành rất tồt, đầy hứng khởi được trải nghiệm với những năng lượng cao và với các thiên thần tới tiến hành chữa trị. Đồng thời cũng là thách thức khi phải đương đầu với nỗi đau ghê gớm do bệnh tật mà người thầy chữa trải qua ở chừng mực nào đó nhằm mục đích chữa trị. Tôi đã để cho bản thân mình nhìn thấy những mất cân bằng kinh khủng của năng lượng và của linh hồn mà nhiều người phải sống trong đó. Nhân loại mang theo mình nỗi đau ghê gớm, nỗi cô đơn và khát vọng tự do. Công việc của thầy chữa là công việc của yêu thương. Thầy chữa đi sâu vào những vùng đau ấy của linh hồn và nhẹ nhàng đánh thức hy vọng. Thầy chữa nhẹ nhàng đánh thức hồi ức cổ xưa của linh hồn về chuyện nó là ai. Thầy chữa chạm vào tia sáng của Thượng đế trong mỗi tế bào của thân thể và nhẹ nhàng làm cho nó nhớ lại rằng nó vốn là Thượng đế, và đã là Thượng đế thì cùng với ý chí vũ trụ nó tuôn chảy vững vàng đến sức khoẻ và vẹn toàn.
PHÂN LY THỰC TẠI
Như đã thấy trong Chương 4, ý tưởng cơ học Newton cho rằng vũ trụ gồm những khối kiến trúc riêng rẽ của vật chất đã trở nên lỗi thời vào đầu thế kỷ 20. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy chúng ta luôn liên kết với nhau. Chúng ta không phải là những con người riêng rẽ; chúng ta là những con người cá thể hóa. Chỉ có tập quán cũ kỹ theo kiểu Newton đưa chúng ta đến những khái niệm phân ly khỏi tổng thể. Điều đơn giản là những khái niệm đó không xác thực. Hãy để tôi trình bài với bạn một ví dụ có thể có trong việc giảI thích trách nhiệm vớI bản thân từ quan điểm phân ly.
Giả thử một cháu nhỏ bị nhiểm bịnh AIDS do chuyển máu chẳng hạn. Nếu sư6 việc ấy được giải thích theo quan điểm phân ly thì người ta có thể bảo: “Chao ôi, nạn nhân khốn khổ “. Theo lối giải thích phổ biến về trách nhiệm với bản thân, người ta lại nói: “Ồ, nó gây ra cái đó thi lỗi tại nó “. Nhưng theo quan điểm toàn đồ, người ta sẽ bảo: “Ôi, bài học mà linh hồn và gia đình dũng cảm nầy chọn để học hỏi từ thực tại lớn lao hơn của họ thật gay cấn biết chừng nào Mình làm được điều gì tốt nhất để giúp họ ? Mình có thể yêu thương họ bằng cách nào đây? “. Bất cứ ai tiếp cận được cuộc đời bằng cách đó đều thấy không có gì trái ngược giữa trách nhiệm và yêu thương, mà có khác biệt lớn giữa trách nhiệm và trách mắng.
Quan điểm xuất phát từ cá thể hóa và toàn đồ hứa hẹn sự tôn trọng và thừa nhận bất cứ điều gì mà người khác trải nghiệm. Ngược lại, những lời phát biểu như: “Ồ, anh tạo ra ung thư của anh; tôi sẽ không làm điều gì như thế là do cách nhìn phân ly sinh ra, chứ không phải do cá thể hóa. Phân ly làm tăng lo sợ và cam chịu làm nạn nhân; lo sợ và cam chịu làm nạn nhân chỉ khuyến khích ảo tưởng của bất lực. Trách nhiệm và chấp nhận thì làm tăng sức mạnh, sức mạnh từ nội tâm, để tạo nên thực tại của bạn. Nếu với những sự vật hình thành một cách tự nhiên bạn có điều gì đó liên hệ một cách vô thức, thì với những sự vật được sáng tạo theo ý muốn của bạn, bạn có rất nhiều điều liên hệ. Ta hãy nhìn rõ ràng hơn vào quá trình quên lãng.
Cũng như trẻ em, chỉ có một phần nhỏ trải nghiệm nội tâm của ta là được những người xung quanh ta xác minh. Điều nầy tạo nên một cuộc đấu tranh nội tại giữa bản năng bảo toàn và sự chứng thực của người khác. Cũng như trẻ em, ta cần nhiều chứng thực đang ở giai đoạn học hỏi và việc học hỏi dựa trên chứng thực của thế giới bên ngoài . Kết quả là hoặc ta tạo ra nhũng thế giới tưởng tượng bí mật, hoặc ta chối bỏ nhiều thứ trong thực tại nội tâm không được chứng thực và tìm cách tích lũy lại chờ xác minh sau. Một phương thức khác để lý giải quá trình này là ta chặn đứng các trải nghiệm của mình, dù chúng là hình ảnh, tư duy hảy cảm giác. Việc chặn đứng này ngăn ta lại bằng một bức tường các phần trải nghiệm đó, chí ít cũng trong một thời gian ngắn. Ta tự xây tường phân cách với bản thân ta. Đó là một cách diễn đạt khác của chuyện ta quên con người thực của ta. Trong các chương 9 và 10, ta đã xử lý rộng rãi các tắc nghẽn trong trường hào quang. Tác động của các tắc nghẽn này, xét trên quan điểm hào quang, lá phá vở dòng chảy năng lượng khoẻ khoắn khắp trường hào quang và cuối cùng gây nên bệnh tật. Chúng trở nên cái thường được gọi là chất linh hồn ứ đọng. Chúng là những "đốm màu" năng lượng ý thức bị cắt rời khỏi phần lại của ta. Ta hãy nhìn vào quá trình này cách sử dụng ý tưởng Gestalt về bức tường.
nghiệm của mình lúc bấy giờ. Theo thời gian, bức tường này phát triển vững chắc hơn. và nạn quên rằng đó là cái phần của bản thân đã bị ngăn lại thành bức tường, nghĩa là bạn đã tạo thêm nhiều quên lãng. Cái bị ngăn thành bức tường ấy bắt đầu hiện ra như một cái gì đó từ ngoài, và bức tường này hiện ra để ngăn chặn một vài ấn tượng khiếp đảm tứ bên ngoài đến. Những bức tường bên trong nầy được tạo nên qua nhiều niên kỷ trảI nghiệm của linh hồn. Chúng càng đứng vững lâu thì ta thấy chúng giữ cho một cái gì đó khác với bản ngã tách ra khỏi bản ngã. Chúng càng đứng vững lâu thì ta càng thấy chúng tạo được an toàn nhưng lại càng củng cố thêm trải nghiệm về phân ly.
Các bài tập thăm dò bức tường nội tâm của bạn
Để thăm dò các bức tường của mình, bạn có thể áp dụng bài tập sau đây. Hãy nhớ lại một tình huống đặc biệt khó chịu, cái bạn phải vật lộn hằng ngày hoặc cái mà bạn không giải quyết nổi trong quá khứ. Hãy bắt đầu trải nghiệm cảm giác do tình huống đó tạo nên, hãy hình dung nó trong đầu, hãy nghe những lời nói hoặc âm thanh phối hợp với tình huống này. hãy tìm nỗi sợ hãi chứa đựng trong trải nghiệm ấy. Sợ hải là cảm giác bị phân ly. do chỗ bạn có khả năng tự đưa bản thân mình trở lại trạng thái sợ hải đó cho nên bạn hãy bắt đầu cảm nhận bức tường sợ hãi. Hày sờ mó nó, nếm nó, nhìn nó, ngửi nó. Nó kết cấu thế nào, màu sắc ra sao? là ánh sáng hay bóng tối nhọn hay cứng? làm bằng gì ? Bạn hãy trở thành bức tường đó. Nó nghĩ gì, nói gì, nhìn thấy gì, sờ thấy gì? Cái phần ý thức ấy của bạn tin vào điều gì về thực tại?
Heyoan đã giảng giải bức tường này như sau:
“ Chúng ta thường quay trở lại với ý nghĩ về bức tường ta đã tạo thành hình nhằm mục đích duy trì cái mà vào thời điểm tạo thành hình đó ta đã coi như một thế quân bình bên trong, nhưng hiện tại lại duy trì một thế mất quân bình bên ngoài, giống như một con dê hay ở các cửa cống tại đó một mức nước cao hơn mức kia. Ta cũng nhìn thấy như vậy bản thân mình đàng sau bức tường đó và một dòng chảy cuồn cuộn, một lực ép lớn của một vài hình thái bên ngoài, có mặt ta bên trong. Bức tường của bạn bấy giờ bù trừ cho cái mà bạn đang cảm thấy thiếu tại mức bên trong. Nói cách khác, có cái sức mạnh to lớn ấy nó đến với bạn và bạn nghĩ rằng mình kém thua nó. Rồi ta làm một bức tường để bảo vệ mình, giống như trong thờI trung cổ những bức tường thành bị dồn dập tấn công. Ta là người đang ở trong bức tường ấy, đầu tiên ta phải thăm dò bản chất bức tường bởi nó được tạo thành hình bằng bản thân ta. Nó được tạo thành hình bằng bản chất của ta và chứa đầy những tuyên bố, các tuyên bố về điều ta cần phải làm nhằm giữ được an toàn. Bây giờ, điểm tuyệt vời về tất cả chuyện nầy là bức tường đó được ta thành hình bằng bản chất của ta và chứa đựng sức mạnh bên trong. Sức mạnh đó có thể được cải biến và được phân phối làm lại nền tản cho sức mạnh của bản ngã bên trong. Hoặc nó có thể được coi như là một cầu thang đi đi vào bản ngã bên trong mà ở đó sức mạnh này đã tồn tại. Đây là cách diễn đạt khác của vấn đề tùy theo ẩn dụ nào thích hợp với ta nhất. Và cứ thế ta ngồi sau bức tường an toàn này bởi vì ta là bức tường đó. Lúc bấy giờ nó là nhịp cầu ý thức giữa cái ta nói nhân danh bức tường và cái ta nói nhân danh con người ở bên trong đang được bức tường bảo-vệ.”
Bài tập thanh toán bức tường của bạn.
Hãy duy trì đối thoại giữa bạn-bức tường và bạn-con người trong bức tường. Khi việc nầy hoàn tất, bấy giờ chúng tôi gợi ý vớI bạn hãy duy trì đối thoại như thế giữa bạn và cái ở bên kia bức tường., thậm chí giữa bức tường và cái phía bên kia, và hãy tiếp tục những đối thoại nầy cho đến khi tại đó có một dòng chảy bắt đầu xuyên qua bức tường ấy.
Lúc này bạn có thể nhìn thấy bức tường này một cách tượng trưng trên bình diện tâm lý động lực học. Bạn cũng có thể nhìn thấy nó nhân danh đại diện của bức tường giữa con người thực của bạn và người mà bạn nghĩ là mình, bởi vì bạn cũng là sức mạnh đó trên mặt khác của bức tường, dù nó ở trong bất cứ hình thái nào. Bạn có sức mạnh bên trong nó, chứ không phải sức mạnh bao trùm lên nó. Bức tường đại diện cho niềm tin vào sức mạnh bao trùm, sức mạnh của phân ly, là một trong những căn bịnh nặng nhất trên bình diện trái đất vào lúc này, bệnh sức mạnh bao trùm. Và như vậy, nếu bạn có thể tìm thấy được ẩn dụ này bên trong bạn và không có bạn, không chỉ ở mức tâm lý động lực học mà cả ở mức tâm linh và mức trần gian, thi bạn có thể sử dụng nó như một công cụ để thăm dò bản thân và trong hào quang.
Trong quá trình đi vào bên trong bức tuờng, trải nghiệm nó và làm cho nó sinh động, bạn cũng giải tỏa tắc nghẽn. Tắc nghẽn này nhìn thấy trong trường hào quang bắt đầu chuyển động và thôi phá vỡ dòng chảy tự nhiên của năng lượng.
Những tắc nghẽn này tồn tại ở tất cả các mức của hào quang. Chúng tác động lên nhau từ vầng hào quang này rồi tới vầng hào quang khác. Bây giờ ta hãy nhìn cung cách mà một tắc nghẽn trong một vầng của hào quang - dĩ nhiên thường được biểu hiệu trong thực tại của vầng đó , nghĩa là tư tưởng, niềm tin hay cảm giác - cuối cùng có thể gây bịnh cho thân thể.
Điểm lại chương 14
1. Nguyên nhân bịnh tật là gì ?
Để làm động não
2. Bản chất bức tường bên trong của bạn là gì ?
3. Hãy duy trì đối thoại với bức tường của bạn. Bức tường của bạn nói gì ? Phần của bạn ngồi sau bức tường nói gì? Bức tường bảo vệ bạn chống cái gì? Bản chất sức mạnh của bạn mà bạn đã nhốt riêng trong bức tường của bạn là gì? Bạn có thể giải tỏa nó bằng cách nào?


Đăng nhận xét

[facebook][blogger][disqus]

MKRdezign

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google-plus#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget