I. TÊN GỌI VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA TRẠCH CÁT
Trạch cát, thời cổ là "tuyển trạch" hay còn gọi là "quyên cát", dân gian gọi là "xem ngày" hoặc "kiểm ngày" ở Trung Quốc thời xưa rất thịnh hành. Phàm là cúng bái, cầu lộc, đi thi, hôn nhân, tang lễ, xây nhà động thổ, bắt cá, săn thú v.v... đều chọn ngày giờ tốt mới đi. Phương pháp chọn ngày giờ tốt gọi là thuật trạch cát.
Nghĩa rộng và nghĩa hẹp của trạch cát khác nhau, vể nghĩa rộng mà nói, tất cả mọi việc tìm chọn những điều lành đểu gọi là "trạch cát". Bao gồm tất cả các thuật số như bát quái, thái ất, lục nhâm, kì môn độn giáp, cầm tinh, tùng thời, kiếm trừ, kham dư, phong giác, chiêm tinh, cô hư v.v...đều có thể gọi là thuật trạch cát, chúng đều thông qua một phương pháp nhất định để cung cấp cho người ta những thông tin cát hung. Cuốn ''Trạch cát hội yếu" của Diêu Thừa Dữ và "Tân cát thuật chính" của Trương Tố Đồng, đời Thanh đều là lí luận cơ sở và phương pháp chọn ngày chọn phương hướng, bao gồm nội dung kì môn độn giáp, lục nhâm, kham dư, v.v.. Đó là sử dụng khái niệm trạch cát theo nghĩa rộng.
Trạch cát theo nghĩa hẹp là chỉ lấy lịch pháp can chi 1àm cơ sở, phụ chú thêm bát quái, cửu tinh, nhị thập bát tú, thập nhị trực, lục diệu, can chi ngũ hành, cộng thêm việc cãn cứ vào các loại thần sát về nãm, tháng, ngày, giờ, rồi tìm ra một loại phương pháp chọn ngày lành giờ tốt. Nói một cách đơn giản, đó là căn cứ vào một phương pháp nhất định để chọn ngày giờ, phương vị cát lợi. Do đó dân gian gọi trực tiếp là, “chọn ngày", "xem ngày", "kiểm ngày". Thời cổ đại gọi là “quyên cát", "tân cát”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TRẠCH CÁT
Người xưa chọn ngày lành tháng tốt, tưởng như đơn giản, nhưng thực ra rất phức tạp, lý luận cơ sở của nó liên quan đến Thiên can Địa chi, Âm dương ngũ hành và sư phối hợp Âm dương Ngũ hành với Can chi, đến thuật cửu tinh, Thập nhị trực, Nhị thập bát tú, Lục đạo diệu cùng với Hoàng đạo, Hắc đạo .... Những nội dung này, do thời đại thay đổi, cách tính ngày giờ khác nhau cho nên đã trở nên rất xa lạ với chúng ta ngày nay. Dưới đây xin trích lược một vài phần về các cuốn sách dạng như vậy.
III. SÁCH THỜI HIẾN ĐỜI THANH
Những hoàng lịch lưu hành thời xưa hoặc gọi là sách thời hiến, thông thư, ngoài bìa thường được vẽ một con rồng kỳ quái đang phun nước và một con trâu ngơ ngác sống không ra sống, chết không ra chết. Trong sách, dưới các ngày của lịch 12 tháng thường được phụ chú bằng những danh từ ly kỳ cổ quái "ngày Thiên xá", "Phạm thổ", “Ngày ngữ mộ", "Tam lân vong" "Ngũ quỷ", “Không vong", "Thái thần, "Nguyệt hạn", "Thiên cẩu', "Bạch hổ"... hết sức bí hiểm khó hiểu. Các thầy bói thầy số phần lớn đều dùng những quyển hoàng lịch như vậy để đoán số mệnh hoặc chọn ngày. (Sau giải phóng, tất cả những cái đó đã cùng với chế độ đã đẻ ra chúng, đồng loạt bị quét vào hố rác lịch sử - nguyên văn trong tác phẩm “Trạch cát thần bí” – XB 1994 ).
Những năm cuối thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của cải cách mở cửa và nền kinh tế hàng hoá, ước muốn làm giàu và tâm lý tìm cơ may được dịp thức dậv trong nhiều người. Thế là các thứ tàng thư cũ đã chìm lắng bấy lâu kia đua nhau dềnh lên. Trong vô số những tàng thư đó hiếm có mấy quyển được biên soạn công phu, nghiêm túc. Thế mà nhiều người vớ được nó như vớ được "sách trời''.
Dưới đây, dùng sách Thời hiến đời Thanh làm ví dụ: giải thích những cái gọi là "mấy con rồng trị thủy", "nam nữ mệnh cung", "niêm thần phương vị", "thập nhị nguyệt lịch nhật" trong đó.
Trong các sách Thời hiến, tức Hoàng lịch đời Thanh, ngoài những nội dung tháng đủ tháng thiếu, tiết khí, sóc vọng, thượng huyền, hạ huyền, thất thập nhị hậu v.v... là những kiến thức và thiên văn lịch phóng ra, còn có những "mấy rồng trị thuỷ", "mấy người phân binh” "ngày nào đắc tân", "mấy trâu cày ruộng", "thập nhị sinh tiếu đổ", "Lục thập Giáp Tý", "nam nữ cửu cung sinh thuộc biểu", "niên thần phương vị” v.v... Ngoài ra, trong phụ chú ngày tháng còn có can chi ngũ hành, thập nhị trực, nhị thập bát tú. các loài thần sát, và nên làm gì, kiêng làm gì...
"Mấy rồng trị thuỷ" là ngày Thìn tháng giêng năm nào đó là ngày nào (Thìn thuộc rồng). Như ngày mồng 5 tháng giêng là ngàv Thìn thì nói là “năm con rồng trị thuỷ", nếu ngày Thìn là mồng 6 thì là "sáu con rồng trị thuỷ". Truyền thuyết cho rằng rồng càng nhiều thì mưa càng ít, trái lại số rổng ít thì mưa nhiều, tục ngữ dân gian nói: "nhiều rồng không mưa''.
"Mấy người phân bính" là chỉ ngày Bính thứ nhất trong tháng giêng năm đó là ngày nào. Nếu mồng 3 tháng giêng là ngày Bính thì nói "Ba người đắc Bính", nếu mồng 4 mới là ngày Bính thì nói "Bốn người đắc Bính".
"Mấy trâu cày ruộng" là nói ngày Sửu đầu tiên trong tháng giêng năm đó là mồng mấy (Sửu thuộc trâu). Trâu càng nhiều thì càng tốt.
IV. NGÀY HOÀNG ĐẠO CÓ ĐEM LẠI ĐIỂM LÀNH
Ở thời đại phong kiến, từ vua đến bách quan sĩ đại phu, từ bách quan sĩ đại phu đến dân thường, không ai không dốc lòng tin ở việc chọn ngày lành. Vì rằng người tuân theo việc trạch cát (chọn ngày lành) sẽ làm cho nước mạnh, nhà giầu: làm trái thì nước nhà suy yếu, khác nào như bóng với hình, tiếng vang theo tiếng động rành rành hai năm rõ mười. Nếu chẳng may mà bị chết chóc, ốm đau, tai họa, chuyện lớn thì phải bảo rằng phạm nãm tháng, chuyện nhỏ thì đổ cho không tránh ngày cấm kỵ, cho nên bất luận việc công việc từ lớn nhỏ tất tật đều đem hoàng lịch chọn ngày giờ tốt rồi sau mới làm. Với người nghèo khó đã không có hoàng lịch để xem, lại không có tiền mời các ông thuật sĩ hỏi ngày, tính tháng. Với việc nhỏ thì trăm sự nhờ trời.
Với việc đại sự như cưới xin, dựng nhà dựng cửa thì đợi đến ngày Đức phật Thích Ca giáng sinh, ngày Thánh Khổng ra đời thì chẳng cần phái tính toán, hẳn là ngày tốt. Hoặc là vào khoảng quá tiết lập xuân, hoặc là vào dịp cuối năm, vào ngày "loạn tuế" thì cứ việc mà làm.
Cố nhân chọn ngày để tiến hành công việc, mục đích là cầu tốt lành, tránh hung dữ. Song ngày cát nhật Hoàng dạo có thực sự đem lại điềm cát tường như vậy chăng?
V. CỔ NHÂN PHÊ PHÁN VIỆC CHỌN NGÀY
Trong xã hội cổ đại khá lâu dài của Trung Quốc, đối với việc chọn ngày để tiến hành công việc cố nhiên số người tin nhảm là đông đảo, mà không tin cũng chẳng thiếu. Đời nào cũng có người cực lực bài xích thuật ấy là hoang đường, là không kê cứu, là dối trá, hư ngụy. Đặc biệt là Vương Sung đời Hán. Có thể nói, ông là người đả kích hết lời về chuyện chọn ngày, chọn giờ. Tác phẩm tiêu biểu cùa ông là "Luận hành" tổng kết thành quả của khoa học tự nhiên thời Hán, kế thừa tư tưởng duy vật của Tuân Huống, Hàn Phi. Đối với tư tưởng mê tín tràn lan thời bấy giờ như mục đích luận thần học "Thiên nhân cảm ứng", sấm vĩ, cấm kị, ... ông cực lực phanh phui, phê phán. Luận điểm của ông làm người đương thời kinh hãi.
VI. CỔ NHÂN CŨNG TIN VÀO ỨNG NGHIỆM CỦA TRẠCH CÁT
Nhưng bên cạnh đó các câu chuyện được ghi lại cũng có nói những ứng nghiệm của thuật trạch cát.
Thư tịch của Trung Quốc nhiều chất ngất đầy kho, trâu kéo toát mổ hôi chả hết, về hết những chuyện như trạch cát mà thành công và ngược lại do không tránh ngày hung mà thất bại được vào sách cũng chẳng ít. Sách “Cổ kim đồ thư tập thành - tục tỵ thiên” có dẫn một chuyện, có người nửa đêm lên nóc nhà mà được giàu có. Đó là một chứng minh người giỏi chọn ngày tốt thu hoạch được thành công như thế. Ngoài ra còn các ví dụ.
Sách “Tấn thư - Truyện Đới Dương” nói: Tấn Nguyên đế vừa lên ngôi không lâu. Nước Lương khởi binh làm phản, đuổi thái thú Lương Yến. Thành nước Lương vững chắc, địa hình hiểm trớ. Viên Đại Tướng Tổ Ước muốn đánh nhưng còn do dự. Đới Dương nói: “Ngày Tân Dậu, tháng 8 giặc lấy ngày ấy làm phản. Ngày giờ đều tốt, song Hỏa đức ở phương Nam. Dậu (Kim) tự mình chịu hình phạt. Thành nhà Lương ở phía Bắc Tiêu Thành, nhờ Đức (tức Hỏa Đức) đá Hình (Dậu) giặc ắt thua. Lại nữa, ngày Giáp Tý gió đông có mưa gió sấm sét trên thành ở Đông nam, sấm sét ở quân lính, giúp ta đuổi giặc. Xưa Ngô Tôn Quyền đánh Quan Vũ, thiên lôi ở trước, vì thế mà Lục Tôn Quyền ăn mừng lạy tạ. Xưa và nay giống nhau, nếu ra quân ngày Giáp Tý, nhất định sẽ thắng. Tổ Ước nghe theo kiến nghị của Đới Dương, ngày Giáp Tý tiến quân đánh Lương, quả nhiên thắng trận.
Sách “ Vương thị đàm lục” viết: Thời Tống có người tên là Đinh Thiếu Khanh, từng đến Tứ Xuyên làm quan, lần đầu mới tới rất khoái dạo chơi phong cảnh. Một ngày kia ông ta dùng thuyền đi chơi, ở bên bờ sông có ngôi chùa nhỏ, tạm nghỉ ngơi ở đó. Một vị sư già hỏi: Ông đến đây có việc gì? Nói là đến nhậm chức. Sư già lại hỏi, ông đến nhậm chức ngàv nào. Ồng Đinh cứ thực trả lời, vị sư già nói. Đúng ngày hôm nay là ngàv “Đậu Nhật, không thể làm việc thì mất chức”. Đình cười rồi cho là khống thể như thế. Chẳng ngờ nhậm chức được hơn tháng, quả đúng vì công việc mà Đinh bị bãi miễn, vất vả cuốn gói trở về.
Những chuyện na ná như thế có không ít. Toàn là sự ứng nghiệm của trạch cát thì nhiều, không nghiệm thì ít. Truyền thuyết dâu gian lại càng hơn thế. Đều là nói việc chọn ngày tốt xây nhà thì phát đạt giàu có, cưới xin thì sinh con đều đỗ đạt cao.
VII. MỤC ĐÍCH CỦA TRẠCH CÁT
Mục đích của khoa trạch cát là để tìm điều lành, tránh điều dữ, cần được sự phù hộ của thần linh, làm cho mọi công việc đều dạt được kết quả tốt nhất, để mọi người đều no cơm ấm áo, vinh hoa phú quí. Nhưng kết quả việc căn cứ khoa trạch cát để nói cát hung, lại làm cho người ta hễ động làm điều gì là lại đắc tội với quỉ thần, không thể tiến hành lao động sản xuất một cách bình thường, nếu cứ suốt tháng này, tháng khác không được làm việc gì, thì sẽ khiến nông dân không cày cuốc gặt hái được, dân ven núi ven sông không bát thú đánh cá dược, người buôn bán không lành nghề được, người ốm không được chữa bệnh, kết quả là gia súc chết đói, và con người cũng không sống nổi. Hơn nữa ngay những người đã chết đói, chết bệnh cũng không đem chôn nữa. Bởi vì "không được làm bất cứ việc gì mà”! Tất nhiên người xưa đã thấy được điểu đó, nên khi trạch cát, họ không hoàn toàn câu nệ vào cát thần hung thần, mà đề xuất một nguyên tắc chọn lựa, một phương pháp vận dụng linh hoạt. Nếu không làm như vậy, khoa trạch cát sẽ không còn chỗ đứng nữa.
Song, cũng do đó mà khoa trạch cát càng trớ nên thần bí khôn lường, tạo điều kiện có lợi cho các thuật sĩ tha hồ trổ tài ăn nói, biện luận mông lung đế lòe bịp người đời.
VIII - LINH HOẠT TRONG VIỆC CHỌN NGÀY
Quyển 10 trong "Hiệp kỷ biện phương thư" viết về nguvên tắc tuân thủ khoa trạch cát của người xưa như sau: "Khi cát đủ đế thắng hung: Theo điều nên làm mà không theo điều kiêng kỵ. Khi hung, cát ngang nhau: vẫn phải kiêng việc hỷ. Nếu cát không đủ thắng hung: theo điều kiêng kị mà không theo điều nên làm".
Có nghĩa là, trong một ngày, có đủ cả cát thần và hung thần. Xét về số lượng cát thần nhiều là ngày cát, hung thần nhiều là ngày hung. Ngày cát thì theo điều nên làm. Ngày hung thì theo điều kiêng kỵ. Xét về sức mạnh, nếu cát thần có sức mạnh thắng được hung thần thì ngày đó là ngày cát, sẽ theo những điều nên làm. Ngược lại, nếu khí thế của hung thần áp đảo cát thần, thì đó là ngày hung, sẽ theo những điều kiêng kị. Nếu gặp trường hợp giữa hung thần và cát thần không những có số lượng ngang nhau, mà sức mạnh cũng tương đương thì vẫn phải kiêng những việc "hỉ" như kết hôn, mở chợ, mở cửa hàng, xây dựng động thổ, thăng quan nhậm chức còn những việc mai táng, dỡ nhà đảo mái thì có thể làm. Như vậy là, không phái hễ cứ gặp hung sát, không xét xem mức độ thế nào, cứ nhất luật kiêng kị.
Ngoài nguyên lác cơ bản nêu trên, trong thực tiễn lâu dài khi tiến hành trạch cát, người xưa đã sáng tạo ra rất nhiều phương pháp linh hoạt. Việc sử dụng các sách trạch cát cũng tùy theo mức độ và duyên của các nhà tư vấn tâm linh khác nhau.
(trích trong cuốn “Trạch cát thần bí”)
--------------------
“Hiệp kỷ biện phương thư” – chủ biên Mai Cốc Thành. Một trong tứ khố toàn thư được biên soạn thời vua Càn Long
Biên soạn: Lão Nông
Đăng nhận xét