Thiệu Khang Tiết (còn gọi Thiếu Tử), tên thật là Thiệu Ung, tự là Nghiên Phu, hiệu là Khang Tiết, người Hà Nam sinh vào thời Bắc Tống Chân Tông Đại Trung Tương Phù tứ niên (Năm 1011 công nguyên) mất năm thứ mười đời Thần Tông Hy Ninh (1077 công nguyên). Khang Tiết sống vào những năm đầu đời Tống Nhân Tông, Tống Anh Tông và Tống Thần Tông, chính là thời kỳ mà nền sản xuất phát triển tương đối ổn định trong giai đoạn vương triều Bắc Tống thống nhất gần 100 năm. Do vậy, Thiệu được yên tâm đọc sách và dốc lòng vào trước thuật.
Nguồn gốc tên Mai Hoa số
Thiệu Ung thờ Lý Chi Tài làm thầy (Lý Chi Tài là học trò của Mục Tu, thầy của Mục Tu là Trần Đoàn - ông tổ khoa Tử Vi) nhận được đồ 64 quẻ bát quái “Hà Đồ” và “Lạc Thư” của Phục Hy. Điều truyền lại của Lý Chi Tài, xa có đoạn tự mà Thiệu Ung đã tìm hiểu được: “Nhận thức sự vật thống nhất với nhau sâu sắc thấm thía, đến nơi đến chốn, mênh mông rộng lớn…” phần lớn đều biết được cả. Về sau ngài học được ở Ích lão Đức Ích Thiệu "Làm khởi phát sự cao minh của trí tuệ để quan sát sự vận hóa, của Trời, Đất, sự tiêu trưởng của âm dương, xa thì biết được sự biến hóa của cuộc thế từ xưa đến nay, nhỏ thì biết được tính tình của cỏ cây muông thú, tạo dựng nên kiến thức sâu sắc, mọi người không ai nhầm lẫn nhưng không phải giống tượng loại để tìm ra điển hình". Từ đó suy ra được lời chỉ giáo thâm ý về Tiên Thiên của Phục Hy.
Khi mới đặt chân đến đất Lạc, lau sậy trùm ngập lối đi, mưa gió triền miên. Ung phải còng lưng gánh củi để nuôi cha mẹ. Cuộc sống tuy khổ ải muôn phần, nhưng Ung vẫn tự nhiên như không, lòng lại vui vẻ, người khác không thể biết được. Gặp khi cha mẹ qua đời, ngài bùi ngùi hết lễ làm con. Phú Bật, Tư Mã Quang, Lã Công Trứ… các bậc hiền triết dời đến Lạc Trung, tất cả đều quý trọng Ung, mời Ung cùng làm nhà để ở. Ung theo từng vụ trồng tỉa nên cơm áo cũng đủ dùng. Ung đặt tên cho ngôi nhà của mình là “An lạc oa”, do đó mà tư xưng hiệu của mình là An Lạc tiên sinh.
Ban ngày thắp hương. Ban đêm ngồi trầm tư mặc tưởng, vào đúng bữa ăn thì uống rượu ba bốn tuần, gần say thì dừng lại, thường không bao giờ để cho mình quá chén, lúc hứng lên thì ngâm nga tự vịnh. Vào mùa xuân và mùa thu, ngài đi chơi trong thành, thường không xuất du khi mưa gió, khi đi thì ngồi lên chiếc xe nhỏ có một người kéo, lòng tùy theo sở thích của mình. Chiêm bốc nổi tiếng nhất của tiên sinh có thể nói khi ông ở Lạc Dương – Thiên Tân, nghe tiếng kêu của chim đỗ quyên mà dự đoán được Hoàng đế sắp khởi dụng phương Nam, chính trị sẽ có biến loạn, tức là cuộc biến Vương An Thạch.
Các trước tác của Thiệu Khang Tiết gồm: Mai Hoa Dịch Số, Hoàng Cực Kinh Thế, Quan Vật Nội Thiên, Ngư Tiều vấn đối, Tập thơ Quân Xuyên, Nhượng Sơn tập, Tử Bá Ôn biệt truyện
Khi chưa đạt cảnh giới, Thiệu Khang Tiết đã dán Dịch lên vách, tâm trí hướng vào đó, mắt nhìn vào đó. Khi đã đạt được cái lý của Dịch rồi, tiên sinh lại muốn tạo các số của Dịch mà vẫn chưa tìm ra được đường lối. Một hôm đang ngủ trưa thì có con chuột chạy qua chiếc gối của tiên sinh, gặm rồi kêu lên mấy tiếng. Con chuột chạy khỏi thì chiếc gối vỡ ra. Trong gối có chữ, lấy xem thì thấy: “Chiếc gối này bán cho Thiệu Khang Tiết, ngày ấy tháng ấy năm ấy chuột làm vỡ gối.”
Tiên sinh thấy lạ vô cùng bèn tìm đến nhà người bán gối để hỏi. Người bán gối nói: "Trước có một người tay cầm “Chu Dịch” ngồi nghỉ, lấy chiếc gối lên xem. Chữ này chắc của ông ta đó thôi. Cách đây cũng không lâu lắm đâu. Tôi có biết nhà ông ta".
Nhưng ông già đó không còn nữa, chỉ để lại một quyển sách và dặn với gia nhân rằng: “Năm ấy, tháng ấy, giờ ấy, có một tú sinh đến nhà ta, nên giao quển sách này cho người thì sẽ biết được hậu sự của ta ra thế nào?” Người nhà lấy sách trao cho tiên sinh. Tiên sinh xem thấy lời văn của Dịch, gồm toàn pháp thuật kiện toàn tiên quyết, đáng được chọn làm lệ để tạo nên Dịch số.
Tiên sinh bảo cùng gia nhân rằng: “Xưa thân sinh nhà ngươi có chôn dấu một số bạch kim, trong một cái lỗ, đào về phía Tây Bắc chỗ giường nằm của người, để lo toàn việc tang sự”. Thế rồi, người nhà tin lời nói, quả tìm được số bạc đó.
Tiên sinh đem sách ấy về, sau tiên sinh đi ngắm bông mai, thấy hai con chim sẻ tranh nhau đậu cành mai bị sa xuống đất. Tiên sinh đoán biết chiều hôm sau, có cô gái hàng xóm bẻ trộm bông, sẽ bị thương ở bắp vế; thế rồi cũng vì lần đoán đầu tiên đó, hậu thế truyền nhau mà đặt tên cho quyển Dịch số là “Quan Mai Dịch Số” hay gọi là “Mai Hoa dịch số”.
CÂU CHUYỆN HOA MẪU ĐƠN
Ngày 16 tháng 3 năm Tị vào giờ Mão, Thiệu Khang Tiết cùng khách đến thăm và thưởng thức hoa mẫu đơn tại nhà ông Tư Mã Ôn. Đúng vào lúc hoa mẫu đơn đang nở rực rỡ cả lên, ông khách hỏi : "Hoa tươi đẹp như thế này, cũng có số định chăng?".
Tiên sinh nói: "Bất luận cái gì đều có số cả. Hơn nữa chỉ cần hỏi là có thể xem quẻ được ngaỵ".
Nói rồi liền xem một quẻ mẫu đơn nở. Dùng năm Tị là số 6, tháng 3 số 3, ngày 16 số 16 hợp lại được 6 + 3 +16 = 25; 25 chia 8 = 3 dư 1, số 1 tương ứng với quẻ "Càn" làm quẻ trên, Dùng 25 cộng với số giờ Mão là 4 tất sẽ là 25 + 4 = 29, đem số 29 trừ 8 ta có 29 chia 8 = 3 dư 5, số dư 5 ứng với quẻ "Tốn" làm quẻ dưới, đặt ở dưới quẻ "Càn" ; "Càn" là trời, "Tốn" là gió.
Trời ở trên gió ở dưới là: Thiên phong quẻ "Chấn". Đó chính là trùng quái mà ta xem được. Lại dùng 29 chia 6 tất sẽ có: 29 : 6 = 4 dư 5; số dư 5 hào đối ứng là hào thứ 5 của quẻ "Chấn". Hào thứ 5 của quẻ "Chấn" là hào dương, biến thành hào âm, thì được quê "Đĩnh" là biến quái. Bốn hào trung gian của quẻ "Khảm" tương hỗ được hai quẻ "Càn" có ba vạch.
Do đó, Tiên sinh Khang Tiết nói với khách rằng "Kỳ lạ thật đấy. Những đoá hoa mai đẹp này nở vào giờ Ngọ, trưa ngày mai sẽ bị ngựa xéo nát hết mất thôi. Khách hoảng hốt không tin. Quả nhiên vào giờ ngọ ngày hôm sau, có một vị đại quan quyền quý đến xem hoa mẫu đơn, thế là hai con ngựa cắn nhau chạy lung tung vào cụm hoa chà đạp nát hết cả vườn mẫu đơn.
Tại sao vậy? Bởi vì, quẻ trên của quẻ "Khảm" là "Càn", "Càn" là kim, quẻ dưới là "Tốn". "Tốn" là mộc. Kim khắc mộc. Quẻ "Tốn" làm thể, hỗ quái lại xuất hiện hai quẻ "Càn", Kim khắc "Tốn" của thể Mộc quá nhiêu, trong quẻ đều không có tin tức của sinh mệnh, cho nên biết rõ mẫu đơn tất sẽ bị hủy diệt. Tại sao biết vào giờ Ngọ? Biến hào được "Ly" tượng minh: Cho nên có thể có dự đoán chứng minh chính xác như đã thuật rõ ở trên kia.
Câu chuyện gõ cửa mượn đồ
Vào giờ Thìn một tối mùa đông, Thiệu Khang Tiết tiên sinh vừa mới ngồi xuống bên lò sưởi, thì bỗng có tiếng người gõ cửa. Bắt đầu gõ 1 tiếng rồi dừng lại, tiếp đó lại gõ liên 5 tiếng. Thiệu tiên sinh bảo người gõ cửa chớ có nói mục đích đến vì việc gì, để nguời con trai của tiên sinh đoán một quẻ cho người gõ cửa, xem ý ông ta muốn mượn một vật gì. Dùng số 1 chỉ cho một tiếng đối ứng là quẻ "Càn" làm quẻ trên, dùng số 5 chỉ 5 tiếng, đối ứng với 5 là quẻ "Tốn" làm quẻ dưới. Lại dùng số 1 của quẻ Càn với số 5 của quê "Tốn" cộng thêm với số 10 giờ Dậu tất có 1 + 5 + 10 = 16. Dùng 16 chia 6 tất sẽ có 16 : 6 = 2 (lân) dư 4 được quẻ "Càn" trên, que "Tốn" dưới, tất là Thiên phong quẻ "Chấn"
Hào thứ tự của quẻ "Chấn" dương hào biến thành âm hào, tất sẽ là quẻ "Tốn" trên, quẻ "Tốn" dưới, được quẻ biến. Bốn hào giữa của quẻ "Khảm" hỗ thể tất sẽ được hỗ quái là quẻ "Càn". Quẻ "Càn" hỗ dưới là hai quẻ "Càn". Một quẻ "Càn" trong quẻ gốc hợp lại liền có 3 quẻ "Càn" kim, hai quẻ "Tốn" mộc sẽ là mộc ở trong kim, hoặc kim mộc phối hợp. Lại căn cứ kim trong quẻ "Càn" ngắn, mộc trong quẻ "Tốn" dài, nên xác định là đến mượn "búa".
Người con của Thiệu Khang Tiết đoán: "Kim ngắn", "mộc dài" là đồ vật dùng trong sản xuất, vật mà người đó muốn mượn đó là "cái cuốc". Thiệu Khang Tiết nói: "Không đúng! Nhất định là búa", tiên sinh liền hỏi người tới mượn, quả nhiên là người ấy mượn búa. Người con Thiệu Khang Tiết hỏi vì nguyên nhân nào. Thiệu Khang Tiết nói: "Đoán số cần phải biết rõ sự lý. Dùng quẻ để suy đoán thì có thể là búa cùng có thể là cuốc. Dùng lý để suy đoán, ban đêm họ mượn cuốc để làm gì?. Tất nhiên là họ mượn búa. Có lẽ chỉ là việc họ cần bổ củi đêm đó thôi. Đối với việc đoán số cần phải cắt nghĩa rõ ràng nguồn gốc lý của sự vật, đó là nguyên tắc quan trọng trong việc suy đoán bốc quẻ. Đại để là số không lấy lý để suy thì không thấy hết được sự bí mật lắt léo riêng của công việc suy đoán sự việc. Con người làm số học cần phải ghi nhớ kỹ lưỡng điều đó".
Câu chuyện biển treo ở chùa Tây Lâm
Có lần, ngẫu nhiên Thiệu Khang Tiết nhìn thấy chữ "lâm" ở trên tấm biển đề Tây Lâm không có hai cái móc. Vì việc đó ông đã bốc quẻ, chữ Tây có 7 nét, ứng với 7 nét là quẻ Cấn , làm quẻ trên dùng 8 nét của chữ "lâm" xác định làm quẻ dưới, ứng với 8 nét là quẻ "khôn". Quẻ trên "Cấn", quẻ dưới "Khôn", được quẻ gốc là quẻ "Bác sơn địa. Dùng 7 của quẻ "Cấn" trên với 8 của quẻ "Khôn" dưới thành 15; lấy 15:6=2 dư số là 3 làm động hào. Tất nhiên hào thứ 3 của quẻ "Bác" là âm hào biến thành hào dương. Quẻ "Bác" biến thành quẻ "Cấn". Hỗ thể quái trong 4 hào quẻ Bác là "Khôn" trên "Khôn" dưới.
Do đó đoán quẻ nói rằng: "Chùa là nơi để cho các nhà sư thuộc về thuần dương ở. Mà ngày nay lại được hào trùng âm, hơn thế, lại có điểm chinh phạt của quần âm bóc lột dương. Suy xét cho kỹ thì ở trong chùa này vì nguyên nhân có đàn bà (người âm) dẫn tới tai họa. Hỏi thăm tra xét kỹ, thì quả như vậy. Liền nói với hoà thượng ở trong chùa rằng "Tại sao không thêm 2 cái móc vào chữ "lâm". Nếu làm như vậy thì sẽ hết tai hoạ của người âm". Các nhà sư cho là phải, bèn thêm 2 cái móc vào tròn chữ "lâm". Từ đó trong chùa binh an vô sự.
Chùa là nơi để cho các nhà sư ở mà lại được quẻ thuần âm cho nên không may mắn. Lại thêm quẻ "Bác" có ý nghĩa là nhiều âm bóc lột dương, cho nên có tai họa của đàn bà. Nếu thêm 2 cái móc vào trên chữ"Lâm" liền trở thành 10 nét: 10 - 8 = 2 dư số là 2 ứng với quẻ "Đoài", lại thêm quẻ "Cấn" ở trên "Đoài" dưới. Quẻ "Tốn" hào thứ 5 là âm hào biến thành dương hào, liền được quẻ biến là quẻ "Trung phù". Quẻ hỗ thể của quẻ "Tốn" là quẻ "Khôn" quẻ "Chấn". Chữ "Lâm" đã được mài tổn lại được tăng thêm 2 cái móc câu, bắt đầu dùng hỗ thể làm thành sinh thể, cho nên được quẻ cát, có thể được kết quả là an toàn, vô sự.
Tất cả đây đều dùng phương pháp được số trước rồi dùng số dể đoán. Phương pháp này là phương pháp số Tiên thiên.
Đăng nhận xét