Lịch sử khoa tứ trụ


Tứ trụ cuả một người là 4 trụ gồm năm, tháng, ngày, giờ sinh theo âm lịch, mỗi trụ được chỉ bằng 2 chữ Can và Chi nên thành 8 chữ (bát tự). Vậy bất cứmột thời điểm năm, tháng, ngày, giờ âm lịch nào cũng đều là "tứ trụ"cả, không cứ ngày giờ sinh; Ví dụ: trong việc xem quẻ Dịch, thì năm, tháng, ngày, giờ âm lịch lúc gieo quẻ cũng là một Tứ trụ.
Trước khi đi sâu vào phương pháp này, một lịch sự tối thiểu là chúng ta phải biết nguồn gốc, những nguyên tắc cơ bản, và các ứng dụng hay ích lợi của nó. Nếu vô dụng thì hơi đâu bạn mất tâm lực để nghiên cứu nó làm gì !
Lịch sử của khoa Tứ trụ :
Phương pháp này do Lạc Lộc sáng tạo từ đời nhà Đường (618-907) bên Trung hoa, qua bài phú nhan đề «Lạc lộc tử tam mệnh tiêu tức»dựa trên học thuyết ngũ hành xuất hiện từ đời nhà Hán (cách nay trên 2000 năm). Có thể nói không hàm hồ là toàn bộ khoa Tứ Trụ đều xây dựng trên cơ sở âm dương và ngũ hành.
Ông dùng Can, Chi của năm, tháng, ngày, giờ sinh, chuyển qua ngũ hành, rồi theo sinh khắc chế hoá để tiên đoán vận mệnh cho rất nhiều người, tất cả đều chuẩn xác, nên đương thời coi ông như Thần, gọi ông là Lạc Lộc Ti.
Trọng tâm lý luận của Lạc Lộc là Trụ Năm, nó là chúa tể của 4 mùa, 12 tháng (nguyệt / mặt trăng), 360 ngày (nhật / mặt trời).
Phương pháp này sau đó được Lý HưTrung, nhà thông thái của Hoàng gia nhà Đường, thâm cứu, bổ túc thêm, nhưng vẫn còn dưới dạng các bài phú. Văn vần hay thơ thì dễ học thuộc lòng, và dễ truyền bá trong dân gian.
Đến đời Ngũ đại (907-960), nó được TCư Dịch, tự là Tử Bình, thường xưng là Bồng lai tẩu, quê ở Đông Hải, ẩn cư tại Hoa sơn cùng với Lã đồng Tân, tu tiên, rất giỏi về mệnh lý học, bình chú bài phú nói trên, viết thành sách 2 quyển «Lạc lộc tử tam mệnh tiêu tức phú chú» một cách có hệ thống, diễn giải lại toàn bộ thuật coi bát tự của Lạc lộc tử. Sách này được dùng mãi đến nay, nên đời sau gọi là phương pháp Tử Bình, để tưởng nhớ đến công lao cuả ông.
Trọng tâm lý luận của Tử Bình là Trụ Ngày, chữ ngày viết theo chữ Hán là nhật / mặt trời, chi phối toàn bộ vận mệnh của một người, do đó nó được gọi là Nhật nguyên, THÂN (là TA), hay MỆNH CHỦ.
Qua đời nhà Tống (960-1279), có hoà thượng Từ Đạo Hồng đã quảng bá khoa này rộng rãi ở Giang Nam. Rất nhiều người nắm vững, và lưu truyền đến ngày nay. Nó dần dần đã vượt biên giới Trung quốc, lan truyền qua Đài loan, Việt nam, Đông Nam Á.
Đến đời nhà Minh (1368-1644), có Vạn Dục Dân, tiến sĩ, nhà thông thái, đã viết một tác phẩm lớn, tổng hợp toàn bộ các kiến thức về xem mệnh được biết cho đến thời đó ở Trung hoa, trọng tâm vẫn là khoa Tử Bình.
Khoa này không dùng Bát Quái và Kinh Dịch,ngoại trừ khái niệm Âm/Dương. Ngược lại, nó tập trung vào ngũ hành của tứ trụ. Mỗi trụ được tượng trưng bởi 1 trong 10 Can (Giáp, Ất,..., Nhâm, Quý, ứng với Trời / không gian, nên gọi là Thiên can), và 1 trong 12 Chi (Tý, Sửu, Dần,...,Tuất, Hợi, ứng với Đất / thời gian, nên gọi là Địa chi).
Mỗi địa chi trên các trụ có tàng chứa từ 1 đến 3 Can, gọi là Nhân nguyên, một khái niệm rất quan trọng trong khoa Tử Bình vì nó hàm ngụ về người và sự việc có liên quan tới mệnh: nếu xy ra việc gì (sự việc), xy ra cho ai (người), vào thời điểm nào ?
Tử Bình lấy CAN NGÀY làm trung tâm (gọi là mệnh chủ), phối với các can trên trụ khác, bất kể là lộ trên can hay tàng trong địa chi, thành 10 thần. Mỗi thần tượng trưng cho người thân, hay việc, hay một lãnh vực nào đó cuả mệnh. Nên nhớ xem mệnh chẳng qua chỉ là xem cho một người, và những người có liên quan thiết thân tới y mà thôi (như vợ/chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em). Còn việc, lãnh vực trong đời y thì chẳng qua là tiền tài, hôn nhân, sự nghiệp, tai nạn, sức khoẻ, v..v..của y, và của người thân cuả y.
Đại cuộc thì như thế, nhưng để biết những diễn biến suốt cuộc đời, như một kịch bản, một «chuyện phim đời », nó chia đời ngươì thành các vận 10 năm (gọi là đại vận - cũng giống như khoa Tử vi), rôì trong mỗi vận lại xét từng năm (còn gọi là lưu niên hay thái tuế), cả hai đều sắp xếp theo can-chi, nên từ đó cũng phối với CAN NGÀY thành 10 thần, an trên đại vận và lưu niên, do đó ta không phải chỉ có 4 mà là6 trụ (4 trụ + đại vận + lưu niên) để luận giải. Có khi lại còn chia năm ra từng tháng, tuy rằng xuống tới tháng thì ít khi dùng đến, nhưng cũng cùng một nguyên lý ngũ hành sinh khắc chế hoá; nó được dùng trong trường hợp người xin đoán cần lấy những quyết định quan trọng trong một năm nào đó.
Khoa này cũng dùng cát thần và hung sát tương tự trong Tử vi và Bốc phệ (bói Dịch) để giải đoán vận mệnh. Nhưng bọn thuật sĩ đã tạo ra quá nhiều thần sát để hù dọa những người mê tín đặng thủ lợi, đến nỗi người đời sau không biết đâu mà mò. Chúng ta chỉ cần khoảng 15 thần sát thường dùng là đủ. Cốt tuỷ vẫn là âm dương, ngũ hành sinh khắc chế hoá, còn Thần sát chỉ nên được dùng để bổ túc (phụ hoạ) cho các kết luận khi dự đoán.
Tử Bình lý giải Mệnh, Vận bám sát theo :
§  Âm dương
§  Ngũ hành sinh khắc chế hoá
§  Địa chi hợp, xung, hình, hại
qua các tương tác giữa mệnh cục (tứ trụ), và đại vận, lưu niên - tức vận trình; vì dùng ngũ hành nên độ chính xác của thời gian ứng nghiệm cao nhất, hơn hẳn các khoa khác.
Và tuỳ khả năng thiên phú, bản lĩnh nắm bắt được các thông tin, trình độ tổng hợp cao hay thấp, toàn diện hay không của người đoán...mà kết luận có thể đúng hay sai, hay hay dở, chứ không cứ là phải hành nghề lâu năm mới giỏi, dù rằng kinh nghiệm cũng rất cần thiết. Vậy bạn hãy cứ vững tin nơi bạn, và đừng sợ ai cả, kể cả những bậc thầy.
§  mô tả tính tình, tướng mạo, sự nghiệp, nghề nghiệp, điạ vị xã hội, học hành, tiền bạc, giàu sang nghèo hèn, cát hung, thọ yểu, hôn nhân, tình duyên, bệnh tật, tai nạn, rủi ro, tử vong, lao tù, v..v.. của một người.
§  vạch ra cuộc đời của một người, từ lúc còn bé thơ, thanh niên, trung niên, đến già, chết;
§  nêu rõ những việc liên quan đến các người thân của y: tổ nghiệp (âm đức tổ tiên), ông bà, cha mẹ, anh chị em, vợ/chồng, con cái;
Ý NGHĨA CỦA TỨ TRỤ
Nắm vững khoa này có thể giúp ta tìm giải pháp cho các mệnh có vấn đề và có thể phối kết hợp với các môn học khác như Phong thủy, Tính danh học, chọn năm tháng sinh con, chọn/định hướng nghề nghiệp….
Ví dụ theo Đông Y, một người sẽ bệnhnếungũ hành (thông qua ngũ tạng, lục phủ) trong cơ thể không quân bình; để định bệnh, phải xem mạch; và để chữa bệnh, phải dùng dược liệu, hay châm cứu; tất cả đều dựa trên lý luận âm dương, ngũ hành, để điều hoà ngũ hành của ngũ tạng, lục phủ. Đó là y bệnh.
Đời một ngườì cũng vậy, nếu ngũ hành của năm, tháng, ngày, giờ sinh thông qua Can-Chi mất quân bình thì mệnh đó bệnh, hung nhiều, cát ít (tai nạn, bệnh tật, rủi ro, chết yểu...). Phương pháp Tứ Trụ giúp ta định được các nguyên nhân, rôì có thể tìm giải pháp cho mệnh (đó là y-mệnh).
Phương pháp này cũng rất thích dụng thời nay cho việc tuyển dụng nhân viên. Thật vậy, hiện nay ở Tây phương, ngườì ta đã dùng các phương pháp phân tích chữ viết, chữ ký (graphologie), tử vi tây phương (zodiaque) trong việc tuyển người vào các xí nghiệp, tại sao ta lại bỏ qua phương pháp Tứ Trụ, đã từng được lịch sử chứng minh trên hơn 1000 năm nay ? Điều này chắc chắn khoa Tứ Trụ sẽ có đóng góp nhất định.
Trong các khoa Bát trạch - Phong thuỷ, ngoài Bát quái, thì Tứ Trụ của chủ nhà còn giúp ta định được «hành bản mệnh (hay Dụng Thần) » của y, rồi qua nó mới định được hướng nhà tối ưu, theo hành đó, trong khi khoa Bát trạch (cung phi) chỉ dùng có 1 trụ năm, nên cục bộ hơn.
Mệnh lý học phối hợp với nhiêù phương pháp khác để vận dụng trong các việc :
§  Đầu tư, kinh doanh, theo đúng thời vận;
§  hướng nghiệp;
§  So tuổi trong việc kết hôn; mướn người; chọn người hùn hạp;
§  Xây cất nhà cửa, mua nhà hay sửa nhà.

§  v...v...

Đăng nhận xét

[facebook][blogger][disqus]

MKRdezign

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google-plus#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget