A. Có thể cải vận được hay không?
Quan điểm của phương Đông về số phận dường như là một phạm trù đã được an bài, Mệnh và Vận đã được định đoạt sẵn, con người không thể nào vượt qua được số phận. Nhưng cũng cùng lúc đó các nhà học giả cho rằng Đức năng thắng số, khuyên con người hành thiện sẽ cải được mệnh vận, trả được nghiệp quả và có một cuộc đời an bình hơn.
Phân tích theo quan điểm của các nhà mệnh lý học: Mệnh là một phạm trù gần nhưcố định, vận thì vận hành tuần tự theo thời gian nhất định, mệnh và vận trên thực tế là một quy luật khách quan của sự vận động. Vậy: “Vận mệnh đã là một quy luật khách quan thì điều chỉnh bằng cách nào được?”. Nghiên cứu tứ trụ, am hiểu tứ trụ là một trong các phương pháp hữu hiệu để có thể điều chỉnh mệnh vận một con người thuận theo tự nhiên và đạt được hiệu quả tương đối rõ ràng. Bài viết này phân tích và điểm lược một số các quan điểm của các nhà mệnh lý học trong lịch sử (Lưu Bá Ôn, Thiệu Khang Tiết) cũng như dương đại (Từ Nhạc Ngô, Thiệu Vĩ Hoa, Lý Hàm Thường, Lý Cư Minh) nhằm cung cấp cho các bạn một cái nhìn rõ hơn phép cải vận đời người qua phân tích và ứng dụng quan điểm tứ trụ.
Vấn đề cải vận là rất khó, nhưng với những ai có cơ duyên hiểu và vận dụng được sớm thì hàng lang số phận của các bạn sẽ được cải đổi khá nhiều trong những năm tháng còn lại của cuộc đời. Tại Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam hiện nay việc sử dụng tứ trụ để tư vấn mệnh vận ngày càng trở nên phổ biến hơn.
B. Phương pháp cân đo mệnh vận – và lý thuyết dụng thần của tứ trụ
Xoay quanh phương pháp phân tích mệnh vận đời người của tứ trụ, các nhà mệnh lý học sử dụng học thuyết về dụng thần. Đây là một lý thuyết phức tạp và thực sự là khó khi xem xét phân tích Mệnh của một cá nhân trong không gian và thời gian của Vận của mối quan hệ với lục thân trong cuộc đời, vấn đề sự nghiệp, tài vận và họa hạn...
Tứ trụ cuả một người là 4 trụ gồm năm, tháng, ngày, giờ sinh theo âm lịch, mỗi trụ được chỉ bằng 2 chữ Can và Chi nên thành 8 chữ (nên còn gọi là bát tự). Chúng ta cứ hình dung tại bất cứ một thời điểm năm, tháng, ngày, giờ âm lịch nào cũng đều là "tứ trụ"cả, không cứ là ngày giờ sinh.
“Mệnh” tức là Bát tự hay còn gọi là Tứ trụ, do Thiên can, Địa chi tạo thành, “Vận” tức là đại tiểu vận, lưu niên,… cũng do các Thiên can, Địa chi tạo thành, bởi vậy “Vận mệnh” đều do can chi tổ hợp mà thành, mà can chi là những ký hiệu đại diện của ngũ hành, vì thế vận mệnh thực chất là sự tổ hợp của ngũ hành. Tứtrụ Mệnh, Vận bám sát theo: Âm dương, Ngũ hành sinh khắc chế hoá, địa chi hợp, xung, hình, hại - qua các tương tác giữa mệnh cục (tứ trụ), và đại vận, lưu niên - tức vận trình. Vì dùng ngũ hành nên độ chính xác của thời gian ứng nghiệm cao hơn hẳn các khoa khác(trích trong cuốn Tứ trụ Tử bình Trúc Lâm Tử).
Nhưng giữa các hành, không chỉ đơn giản là tương sinh, tương khắc. Với mỗi cá nhân sẽ có sự vượng suy và lệch về một ngũ hành nào đó, gọi là thái quá và mặt bất cập của các hành. Ví dụ:
§ Kim vượng: gặp Hoả sẽ thành vũ khí (có ích);
§ Hoả vượng: gặp Thuỷ thì trở thành cứu ứng cho nhau;
§ Thuỷ vượng: gặp Thổ sẽ thành ao hồ;
§ Thổ vượng: gặp Mộc thì việc hanh thông;
§ Mộc vượng: gặp Kim sẽ trở thành rường cột;
Theo Chu Dịch: "mọi việc, mọi vật trong thế gian đều thống nhất ở thái cực". Ngũ hành là sự thể hiện rõ nhất, lớn nhất của vạn vật; cho nên mọi việc, mọi vật thống nhất ở âm dương, ngũ hành.
Con người là một linh vật trong vạn vật, nên tất nhiên nó phải chịu ảnh hưởng của sự vận động không ngừng của vũ trụ. Khoa Tử Bình dự đoán theo Tứ trụ là một khoa dự đoán có tham vọng giải thích toàn diện về cuộc sống của 1 cá nhân - tiểu thiên địa - nó nghiên cứu các qui luật chi phối sinh mệnh con người, vận dụng các qui luật sinh, khắc cuả ngũ hành để giải thích tương quan giữa con người và trời đất. Con người khi sinh ra đã được hấp thụ khí của đất trời biểu hiện qua thiên can và địa chi trong tứ trụ, có thể hiểu khí đó là khí tiên thiên trong ngũ hành. Tham vọng của các nhà mệnh lý học của tứ trụ là vận dụng ngũ hành trong khí tiên thiên và hậu thiên để điều chỉnh mệnh lý của một con người.
Ngũ hành trong tứ trụ có cái thiên vượng, có cái thiên nhược.
· Mặt vượng: chỉ những đặc tính lộ rõ, nổi trội;
· Mặt nhược: chỉ những đặc tính chìm ẩn hoặc yếu hơn;
· Mặt thiếu khuyết: Nếu biết ta có thể bổ sung cho người đó, để hướng tới cái tốt, tránh cái xấu;
Ví dụ: người trong tứ trụ không có hành Thuỷ thường thích màu đen (xe cộ, y phục, trang trí..., và thiếu hành thủy thường bị bệnh về thận, bàng quang; họ sẽ được bổ sung bởi màu sắc đen, phương Tây (kim, sinh thuỷ); hay phương Bắc (Thuỷ vượng).
Qua sự bổ sung lý tính, hoặc qua sự lựa chọn có lợi cho sự nghiệp, nghề nghiệp, tiền đồ, hôn nhân, tài phú, quan lộc, phúc thọ, lục thân, sức khoẻ, để cân bằng tổng hợp cho tứ trụ, tức là ta đã chọn sự bổ sung có lợi, không có hại.
Chữ bổ là chìa khoá vàng của Khoa Tử Bình: đó là bổ khí âm dương ngũ hành, bao gồm không gian và thời gian của vũ trụ, mà người đó nhận được lúc sinh ra.
Dụng thần tứ trụ là gì? Việc sử dụng lựa chọn tính lý của ngũ hành qua các sự vật, sự việc, con người, năm, tháng … được gọi chung là dụng thần của tứ trụ. Dụng thần có thể được hiểu như là thuốc của mệnh, để mệnh cân bằng âm dương, đạt được sự hài hòa với cuộc sống, mệnh vận và từ đó cá nhân đó có cuộc sống tốt hơn. Vì vậy dụng thần có thể là một trong năm ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong từng sự việc vấn đề cụ thể yếu tố ngũ hành này sẽ có biểu trưng và tính lý cụ thể. Cái sinh ra dụng thần được gọi là hỷ thần. Cái khắc dụng thần được gọi là kỵ thần. (Các bài viết chi tiết về vấn đề này sẽ được đề cập sau).
Vấn đề chính của các nhà mệnh lý học tứ trụ là tìm ra được dụng thần của mỗi cá nhân. Khi biết được dụng thần của mỗi cá nhân, các nhà mệnh lý học tứ trụ có thể đưa ra lời khuyên về đa số các vấn đề của cuộc sống liên quan đến cá nhân đó.
C. Làm thế nào để điều chỉnh vận mệnh?
Năm, tháng, ngày, giờ sinh cùng với tuế vận (quỹ đạo và chu kỳ thời gian), tất cả những phạm trù đó thuộc về “Thiên Định” ( cũng có nghĩa là thời gian – Tiên Thiên) bạn không thể thay đổi được, mà dân gian hay gọi là “Định Mệnh”. Quả thật những phạm trù thuộc về “Thiên Định” chúng ta không thể thay đổi được, nhưng trong cuộc sống có rất nhiều yếu tố chúng ta có thể lựa chọn được, thay đổi được, chúng ta sẽ tạm gọi những phàm trù đó là “Nhân Định”, có thể liệt kê một số nét cơ bản như dưới đây:
1. Phép đặt tên cải mệnh
Căn cứ ngày sinh âm dương tứ trụ bát tự của mỗi người, tổ hợp ngũ hành, tìm ra dụng thần, sau đó nắm ngũ hành dụng thần diễn biến thành một tên nào đó có thể đại biểu ngũ hành dụng thần. Việc sử dụng một tên mới là dụng thần để cải mệnh. (Có cả một lý thuyết riêng về việc này)
Dựa vào nhu cầu ngũ hành của bản thân, chọn lấy một cái tên phù hợp cũng sẽ có tác dụng tốt đối với vận mệnh. Phương pháp này có một tác dụng nhất định vì họ tên sẽ theo con người suốt cuộc đời, chẳng hạn, nếu đứa trẻ sinh ra với giờ ngày tháng năm đã định thì thầy mệnh lý xem xét hỷ dụng thần của đứa trẻ này là gì, thì họ sẽ chọn một cái tên đúng với hỷ dụng thần của đứa trẻ, ví dụ đứa trẻ cần Hỏa, thầy có thể chọn tên Tâm hoặc Tuệ (Hỏa), ..v.v…Rất nhiều người không hiểu được bí mật này nên chỉ chọn tên không xung khắc với ngũ hành nạp âm của đứa trẻ (ngũ hành nạp âm như Đại Khê Thủy, Tích lịch Hỏa,..), điều này thật đáng tiếc. Và có rất nhiều người đã dùng ngũ hành nạp âm và xem đó là ngũ hành của bản thân mình, thực chất ngũ hành nạp âm không có tác dụng nhiều cho các ứng dụng của con người trong cuộc sống thực tế.
2. Phép làm việc thiện để cải mệnh
Thường nói: "Nhất thiện giải bách tai". Có thể thông qua hành vi quyên góp tiền, cứu tế hiến máu nhân đạo, giúp đỡ người già cô quả, giúp đỡ trẻ em không nơi nương tựa bỏ học quay lại trường học tập, sửa cầu vá đường, phóng sinh … tiến hành tu sửa vận mệnh. Chỗ này là phép làm việc thiện để cải mệnh!
3. Phép tu tâm dưỡng tính cải mệnh
Có thể thông qua tu luyện khí công hữu ích, luyện thư pháp, hội họa, nuôi chim, trồng hoa cảnh, học tập văn hóa khoa học tri thức, không ngừng tăng cường tu dưỡng thân tâm, từ bỏ cá tính cùng tâm tính bất lương. Chỗ này chính là phép tu tâm dưỡng tính để cải mệnh.
4. Phép dùng phương hướng cải mệnh
Xuất hành, đi chơi, chọn nghề nghiệp, lựa chọn nơi ở ứng lấy dụng thần làm tiêu chuẩn, tìm địa phương thích hợp nhất cho bản thân. Ví dụ: Tứ trụ lấy kim là hỉ dụng thần, nên hướng về phương tây chỗ nơi sinh ra để mưu cầu phát triển.
+ Tứ trụ lấy mộc là hỉ dụng thần, nên hướng về phương Đông chỗ nơi sinh ra để mưu cầu phát triển.
+ Tứ trụ lấy hỏa là hỉ dụng thần, nên hướng về phía Nam chỗ sinh ra để mưu cầu phát triển.
+ Tứ trụ lấy thổ làm hỉ dụng thần, nên ở chỗ sinh ra mà mưu cầu phát triển.
+ Tứ trụ lấy kim làm hỉ dụng thần, nên hướng về phía Tây chỗ sinh ra mà mưu cầu phát triển.
+ Tứ trụ lấy thủy làm hỉ dụng thần, nên hướng về phía Bắc chỗ sinh ra để mưu cầu phát triển.
5. Phép dùng công việc học tập tọa hướng để cải mệnh
Đơn vị công tác học tập cũng ứng với hỉ dụng thần của bản thân, tứ trụ lấy kim là hỉ dụng thần thì chọn lựa công ty có ngành nghề thuộc lĩnh vực kim như vàng bạc, đá quý, sau đó điều chỉnh vị trí bàn làm việc:
+ Tứ trụ lấy mộc là hỉ dụng thần, nên tọa Đông hướng Tây.
+ Tứ trụ lấy hỏa là hỉ dụng thần, nên tọa Nam hướng Bắc.
+ Tứ trụ lấy thổ làm hỉ dụng thần, nên tọa Nam hướng Bắc.
+ Tứ trụ lấy kim là hỉ dụng thần, nên tọa Tây hướng Đông.
+ Tứ trụ lấy thủy là hỉ dụng thần, nên tọa Bắc hướng Nam.
Có một bảng danh sách các nghề nghiệp tương ứng với ngũ hành (post sau)
6. Phép dùng hoàn cảnh địa lý để cải mệnh
Căn cứ hỉ dụng thần của bản thân lựa chọn sống ở thành thị, ở tầng lầu, có điều kiện tốt nhất là ở biệt thự. Ví dụ: Tứ trụ lấy kim là hỉ dụng thần, nên chọn lựa chỗ ở có đất thoáng mát và vùng nhiều kim loại, khoáng sản.
+ Tứ trụ lấy mộc là hỉ dụng thần, nên chọn lựa chỗ khu vực ôn đới, nhiều cây cối hoa thảo.
+ Tứ trụ lấy hỏa làm hỉ dụng thần, nên chọn lựa vùng nhiệt đới, vùng đại lục cùng khu vực có nhiều khoáng mỏ than đá, nhà máy điện.
+ Tứ trụ lấy thổ làm hỉ dụng thần, cần chọn lựa vùng hàn lạnh cùng vùng núi cao, bình nguyên.
+ Tứ trụ lấy kim làm hỉ dụng thần, nên chọn lựa vùng có tính mát mẻ và nhiều khoáng quặng kim, khoáng sản.
+ Tứ trụ lấy thủy làm hỉ dụng thần, nên chọn lựa chỗ ở vùng hàn lạnh cùng vùng có nhiều sông nước, biển.
7. Phép dùng ẩm thực để cải mệnh
Ra ngoài đi khách sạn ăn cơm cũng chọn theo tên hỉ dụng thần của bản thân. Như dụng thần là "Kim" , đến khách sạn có tên là kim, như khách sạn Ngân Linh. Ở đây là dựa trên cơ sở chọn lựa thực vật ăn cơm.
+ Tứ trụ lấy mộc là hỉ dụng thần, nên ăn thực vật có tính ôn, ăn thịt gan mật động vật.
+ Tứ trụ lấy hỏa là hỉ dụng thần, nên ăn thực vật có tính nhiệt, ăn thịt động vật như tiểu tràng, tim gan.
+ Tứ trụ lấy thổ là hỉ dụng thần, nên ăn thực vật trung tính lại cùng với ăn thịt động vật như phổi, bao tử.
+ Tứ trụ lấy kim là hỉ dụng thần, nên ăn thực vật có tính mát cùng ăn thịt động vật như phổi, đại tràng.
+ Tứ trụ lấy thủy là hỉ dụng thần, nên ăn thực vật có tính hàn cùng ăn các loại thịt động vật như thận, bàng quang và các loại cá.
8. Phép dùng dược vật để cải mệnh
Sử dụng thuốc và nguồn thuốc có phương hướng thuộc hỉ dụng thần của mệnh. Ví dụ:
+ Tứ trụ lấy mộc là hỉ dụng thần, có thể dùng dược vật có tính ôn (ấm).
+ Tứ trụ lấy hỏa là hỉ dụng thần, có thể dùng dược vật có tính nhiệt.
+ Tứ trụ lấy thổ là hỉ dụng thần, có thể dùng dược vật trung tính.
+ Tứ trụ lấy kim làm hỉ dụng thần, có thể dùng dược vật có tính mát.
+ Tứ trụ lấy thủy làm hỉ dụng thần, có thể dùng dược vật có tính hàn.
9. Phép dùng chữ, số để cải mệnh
Chữ số Ngũ hành: Mộc là 1, 2, hỏa là 3, 4, thổ là 5, 6, kim là 7, 8, thủy là 9, 0. Căn cứ hỉ dụng thần tứ trụ ngũ hành chỗ thuộc chữ số, bản thân lựa chọn đúng chữ số có ích để tiến hành bổ cứu, như biển số nhà, biển số xe, số điện thoại, điện thoại bàn và điện thoại di động, tầng lầu, số hiệu công việc ….
10. Phép dùng nghề nghiệp để cải mệnh
Căn cứ hỉ dụng thần ngũ hành tứ trụ chỗ thuộc đơn vị đóng trên phương vị ngũ hành nào, hành của nghề nghiệp, mà bản thân chọn lựa nghể nghiệp thích hợp, chỗ này là phép chọn nghề để cải mệnh.
11. Phép chọn phối ngẫu để cải mệnh
Căn cứ hỉ dụng thần ngũ hành tứ trụ vượng suy cùng có hay không, chọn lựa tứ trụ đối phương, trong bát tự có lợi cho ngũ hành bát tự của bản thân, là lấy đối tượng phối ngẫu chỗ hỉ của mệnh cục bản thân, đây là phép chọn phối ngẫu để cải mệnh; trai tài gái sắc, như keo như sơn, sống đến bạc đầu, anh hùng mỹ nhân những thứ này đều là khắc họa đối với hôn nhân mỹ mãn; uyên ương ẩu đả, Ngưu lang Chức nữ, nhân duyên trói buộc, vợ chồng oán hận, cùng giường mà khác mộng, vợ chồng tương phản, tuổi trẻ mà ở góa đều là mô tả đối với bi kịch hôn nhân. Như hai loại trên tuyệt nhiên đều có hiện tượng hôn nhân khác nhau, ở góc độ xã hội học nghiên cứu thì không có cách nào tìm ra căn nguyên vấn đề, cũng chính là không có cách nào tìm ra phương pháp ngăn chặn bi kịch. Việc lựa chọn người bạn đời là khó nhất, vào thời kỳ trọng nam khinh nữ, thì khi muốn chọn người con dâu, họ yêu cầu bên nữ cung cấp bát tự của nàng dâu để thầy mệnh lý xem xét, nàng dâu có vượng phu ích tử hay không.
12. Lựa chọn bạn bè, đối tác
Đối tác, bạn bè của chúng ta cần và họ cũng cần, thì sự trao đổi này tương đối thuận lợi, tương trợ lẫn nhau trong mọi công việc, cuộc sống. Chẳng hạn chúng ta cần Thủy thì những người có thể giúp và hỗ trợ chúng ta nhiều nhất là những người vượng Thủy, vì bản thân mọi người điều có khí ngũ hành vượng nhất vì thế đây là phương pháp chọn lựa rất hữu ích để thay đổi cải vận mệnh của chúng ta.
13. Phép dùng tên y phục, màu sắc để cải mệnh
Trước tiên chọn lựa tên loại y phục cũng theo hỉ dụng thần bản thân. Như dụng thần là "Kim", chọn hiệu kim phong, hiệu ngân linh. Sau đó căn cứ ngũ hành tứ trụ hỉ dụng thần chỗ thuộc màu sắc, nên chọn y phục có màu sắc cùng tên với ngũ hành hỉ dụng thần (y vật trong, ngoài, mũ, giầy, tấc …) hoặc tiến hành bổ cứu trang sức phẩm cho nhân thân.
+ Mệnh cục hỉ kim, chọn y phục màu trắng,
+ Hỉ hỏa, có thể mặc y phục màu hồng;
+ Mệnh cục hỉ thủy, có thể mặc y phục màu đen, màu lam;
+ Hỉ mộc, tất cần chọn y phục màu xanh lục,
+ Hỉ thổ, chọn y phục màu hồng, màu vàng.
14. Phép dụng vật dụng để cải mệnh
Căn cứ hỉ dụng thần ngũ hành tứ trụ chỗ chủ về màu sắc, chọn lựa màu sắc dụng cụ cùng với màu sắc hỉ dụng thần ngũ hành để tiến hành cải mệnh. Như hỉ dụng thần chỗ màu sắc thuộc là màu lục, thì chọn màu lục, màu xanh sinh hoạt và dụng phẩm công việc. Như dụng cụ gia đình, chăn nệm giường ngũ, màu sắc vách tường, gạch nền nhà, màu bút viết, màu dao …
Tóm lại
Mục đích của việc xem, phê đoán mệnh lý là nắm bắt vận mệnh (biết rõ bạn là ai), thay đổi vận mệnh (cải vận, khai vận). Đương nhiên, thay đổi vận mệnh cũng có mức độ. Nếu nỗ lực điều chỉnh theo các phương pháp vừa nêu thì chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều so với chờ đợi tiêu cực, nhưng nếu muốn điều chỉnh mệnh thường dân thành mệnh đế vương, điều chỉnh mệnh nghèo khổ thành mệnh tỷ phú thì là ảo tưởng. Biết được vận mệnh của mình, tích cực nỗ lực phấn đấu theo nhũng phương diện có lợi thì vừa không ảo tưởng, cũng không bi quan, biết đủ là vui, hành thiện tích đức, mang lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội, đó mới là thái độ đúng đắn trong việc nhìn nhận vận mệnh.
Phương pháp tứ trụ đồng thời đưa ra các thông tin: Thời gian có lợi (trùng với tuế vận của dụng thần của các cá nhân); Phương hướng có lợi (phương vị của dụng thần); Ngành nghề phù hợp (ngành nghề giống với ngũ hành của dụng thần); Con người phù hợp (Có tứ trụ phù hợp với dụng thần). Cùng với sự nỗ lực và cải đổi của các cá nhân, chắc chắn các bạn sẽ tìm được những bí quyết cho mệnh vận của mình.
Lưu ý: Những tư vấn về màu sắc, vật dụng bố trí trong nhà cửa ở trên cần phải xem xét trên cả khía cạnh của lý thuyết phong thủy. Bởi vì nếu chỉ xem xét phiến diện đơn thuần một chiều bằng tứ trụ như ở trên có thể việc bố trí phong thủy nhà ở sẽ phản tác dụng với các cá nhân khác đang sinh sống trong ngôi nhà đó hoặc có thể sẽ trái với các lý thuyết về bài trí phong thủy (Loan đầu, huyền không)
Biên soạn: Lão Nông