Cuốn sách đoán mệnh cổ nhất của Trung Quốc

Kinh dịch là cuốn sách cổ tiêu biểu của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Vào thời Thương, Chu với sự chỉnh lý và chú thuật của Văn Vương đã đưa phạm vi đoán mệnh dung nhập lĩnh vực học thuật của “thiên nhân chi tế”. Do đó Kinh dịch đã trở thành cơ sở của văn hóa truyền thống Trung Quốc, được các học giả đánh giá là “quần kinh chi thủ” (đứng đầu các kinh thư), nó cũng chính là điểm bắt đầu chung của tư tưởng Nho gia, Đạo gia.
Kinh dịch vô cùng uyên thâm sâu sắc, là bảo vật của dân tộc Trung Hoa. Muốn nghiên cứu vãn hóa Trung Quốc, cho dù là bách gia chư tử và Nho, Đạo, Mặc, thời kỳ Xuân thu Chiến quốc hay Nho, Phật, Đạo thời kỳ Đường, Tống đều phải nhắc tới Kinh dịch.
Kinh dịch cũng là một cuốn sách dự trắc. Dự trắc là sự dự liệu sự phát triển dự đoán quy luật vận động trạng thái tồn vong của sự vật trong tương lai. Thời Ân Thương, người Trung Quốc cổ dùng mai rùa để bói toán, dựa vào các đường nứt trên mai rùa bị đốt để suy đoán sự cát hung, tới thời Chu thì người xưa phổ biến dùng cỏ thi. Phương pháp bói cỏ thi phải thao tác 3 lần mới được một hào, nghĩa là mất 18 lần mới được một quẻ bói. Quỷ Cốc Tử thời Chiến quốc dùng tiền đồng để thay cho cỏ thi, gieo 3 đồng tiền làm 6 lần là thành quẻ, có thẻ tiến hành dự trắc.
Phương pháp chiêm bốc của Kinh dịchlà phương pháp suy đoán nối liền giữa con người và thế giới tâm linh, mang dấu ấn tôn giáo. Người chủ trì việc chiêm bốc này được gọi là thầy pháp. Phương pháp chiêm bốc có nhiều cách khác nhau: Đốt mai rùa để bói, phương pháp Chu dịch đại diễn, kinh phòng, lục hào nạp giáp, hoa mai dịch số, kỳ môn chiêm quái, lục nhâm... đều thuộc bộ môn này.
Phương pháp của Kinh dịch là phương pháp thuộc về khoa học, là môn đại số học của địa lý thiên vãn thời cổ đại. Môn khoa học này là môn thống kê của số học, không liên quan tới thần linh, tôn giáo, gồm có thiên văn chiêm tinh, địa lý kham dư, tứ trụ mệnh lý, tử vi đẩu số, kỳ môn độn giáp, thái ất thần số, ngũ vận lục khí.
Sự lý giải đối với “mệnh ” trong “Kinh dịch ”
Cho đến nay vãn còn tồn tại nhiều nhận thức sai lầm về chữ “mệnh” trong Kinh dịch. “Mệnh” trong Kinh dịch là một phạm trù liên quan tới thời vị, tức là vị trí đặc định trong thời thế mà thiên địa tạo thành, đây là một giới hạn của điều kiện khách quan, không ai có thể vượt qua.
Hành động dưới sự cho phép của điều kiện khách quan chính là thuận theo thiên mênh thì sẽ được tốt lành, tuyệt đối không phải là ngồi một chỗ mà đợi vận may tới. Hành động một cách mù quáng không để ý tới điu kiện khách quan thì đều là trái thiên mệnh, sẽ gặp điều không may. Kinh dịch phản đối hành động một cách mù quáng, cổ vũ, khích lệ người ta nên hành động theo quy luật.
Biết được địa vị, thời thế của bản thân và quy luật hoạt động tương ứng thì chính là biết được thiên mệnh. Trên thực tế, “mệnh” là giới hạn của điều kiện tự nhiên đối với con người, là sự trói buộc của tự nhiên và phép tắc xã hội đối với con người. Người Trung Quốc có câu: “Tri thiên mệnh, tân nhân sự” (Biết được thiên mệnh, đổi mới công việc bàn thân), đây là thái độ hành động tích cực của con người.
“Kinh dịch ”phát triển ra tượng số
Từ khi Khổng Tử san định, chú giải Chu dịch đến nay thì trong Sử kỷ, Hán thư và Hậu hán thư đều có ghi chép liên quan đến tác phẩm này. Thời kỳ sau Chiến quốc, những trước tác giải thích Kinh dịch có hệ thống đã dần dần được thu thập lại và được tập hợp thành Ngũ truyện. Tới đời Hán thì Kinh học nổi lên, sau đó hơn 2.000 năm các trường phái nghiên cứu học tập Dịch học cũng phát triển mạnh, nhưng có thể quy thành hai phái sáu tông. Hai phái chính là phái Tượng số và phái Nghĩa lý. Phái Tượng số là phái số học chú trọng đến nghiên cứu tượng quẻ, quẻ biến của Kỉnh dịch, và dựa vào sự lý giải mà đưa ra dự đoán cát hung. Còn phái Nghĩa lý là phái học thuật chú trọng đến sự phát triển ý nghĩa và đạo lý hàm súc trong lời hào và lời quẻ của Chu dịch.
Căn cứ theo phương thức suy đoán thì tượng số được chia thành hai bộ phận: Một là dự đoán mệnh lý đời người và quỹ đạo của đời người, Tứ trụ mệnh lý học chính là một tác phẩm đại diện cho bộ phận này. Trên cơ sở là giờ, ngày, tháng, năm sinh của con người kết hợp thêm Âm dương Ngũ hành, lục thân, thần sát, nạp âm tiến hành phân tích mệnh lý. Ngoài ra, tử vi đẩu số mệnh lý học cũng thuộc về bộ phận này; tổ hợp đẩu số chia thành 2 bộ phận là tinh diệu và cung viên, hơn 90 tinh diệu phân bố trong 12 cung viên, cùng tụ cùng tán, biểu thị vận thế tiên thiên cơ bản của một người; còn dự đoán sinh mệnh cùa hậu thiên thì lại dựa vào mối quan hệ vượng suy sinh khắc của tam phương tứ chính, tứ hóa, tinh diệu và sự tổ hợp của giới hạn, lưu niên tinh diộu trong cung viên để tiến hành phán đoán. Hai là dự đoán học, đoán sự việc cụ thể, đoán những việc gần đây, đại diện tiêu biểu là lục hào, tức là Bát quái, lục hào lại bao gồm: Loại thứ nhất là phép nạp giáp, mai hoa dịch số; loại thứ hai là kỳ môn độn giáp; loại thứ ba là đại lục nhâm, đại lục nhâm lại được diễn thành kim khẩu quyết.
Phân loại phương pháp dự đoán tượng số
THUẬT SỐ
Đoán người
Tứ trụ
Là phương pháp vận dụng can chi của ngày giờ tháng năm sinh ra để suy đoán mệnh lý
Tử vi đẩu số
Là phương pháp vận dụng ngày giờ tháng năm sinh ra để an các tinh đẩu Tử vi nhằm tính toán vận mệnh
Lục hào
(Bát quái)
Nạp giáp thi pháp
Là phương pháp đưa 10 can vào bát quái, kết hợp ngũ hành phương vị, quái tượng để suy đoán cát hung của sự vật
Mai hoa dịch số
Dựa vào số lý của Tiên thiên bát quái, giải thích hào từ, tượng để dự đoán xu hướng cát hung của sự vật
Kỳ môn độn giáp
Là phương pháp căn cứ ngày giờ cụ thể, lấy lục nghi tam kỳ bát môn, cửu tinh làm thành bố cục để suy đoán sự vật
Đại
lục nhâm
Là phương pháp suy đoán dựa vào biến hóa của giờ, sao tháng ngày, vận dụng mối quan hệ thống nhất, đối lập giữa can chi và ngũ hành sinh khắc
Bậc thầy Dịch học đời Tống là Thiệu Khang Tiết lấy lục hào phát triển ra phân chi, lấy thời gian để tính toán, lấy loại tượng làm chủ để đoán quẻ, chính là mai hoa dịch số. Sau đời Tống xuất hiện phép nạp giáp, nạp giáp chính là lấy can chi đưa vào trong quẻ, can chi vừa đại diện cho Âm dương Ngũ hành lại vừa đại diện cho thời gian, phương vị, Bát quái, lục thân. Đồng thời đưa vào đó cả thế, ứng, phi thần, phục thần, du hồn quái, đây chính là bước phát triển lớn cho bộ môn dự đoán học theo Bát quái.

Theo: Ngọc chiếu chân kinh

Đăng nhận xét

[facebook][blogger][disqus]

MKRdezign

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google-plus#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget