tháng 3 2016
“Buông bỏ” là một loại trí tuệ biết buông bỏ mới có được hạnh phúc! “Nhẫn nhường” không phải hèn yếu mà là khí chất của người quân tử 10 đặc điểm tính cách của người Việt Nam 13 đặc điểm chứng tỏ bạn đã tu từ kiếp trước nên nhất định có phúc báo 18 bí quyết để có được vận mệnh tốt 64 Quẻ Dịch 7 kiểu người sẽ nhận được phúc báo và gặp nhiều quý nhân 8 quẻ cung Càn 8 quẻ cung Cấn 8 quẻ cung Chấn 8 quẻ cung Đoài 8 quẻ cung Khảm 8 quẻ cung Khôn 8 quẻ cung Ly 8 quẻ cung Tốn 9 điều dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma An lục thân cho 64 quẻ dịch Bài học thành công Bàn tay Ánh sáng: Chương 1 Trải nghiệm chữa trị Bàn tay ánh sáng: Chương 10A Chẩn đoán luân xa hay chẩn đoán trung tâm năng lượng Bàn tay ánh sáng: Chương 10B Bàn tay ánh sáng: Chương 11 Quan sát hào quang trong các buổi chữa bệnh Bàn tay ánh sáng: Chương 12 Tắc nghẽn năng lượng và các hệ thống phòng vệ trong hào quang Bàn tay ánh sáng: Chương 13 Hào quang và mô hình luân xa của các cấu trúc đặc tính chủ yếu Bàn tay ánh sáng: Chương 14 Nguyên nhân bệnh tật Bàn tay ánh sáng: Chương 15 Từ tắc nghẽn đến bệnh tật Bàn tay ánh sáng: Chương 16 Quá trình chữa trị một quan điểm tổng quát Bàn tay ánh sáng: Chương 17 Trực tiếp đáo đạt thông tin Bàn tay ánh sáng: Chương 18 Thấu thị Bàn tay ánh sáng: Chương 19 Thính giác cao cấp và việc liên lạc với các thầy dạy tâm linh Bàn tay Ánh sáng: Chương 2 Cách sử dụng cuốn sách Bàn tay ánh sáng: Chương 20 Ẩn dụ của Heyoan về thực tại Bàn tay ánh sáng: Chương 22 Chữa trị tổng phổ Bàn tay ánh sáng: Chương 23 Chữa trị bằng màu sắc và âm thanh Bàn tay ánh sáng: Chương 24 Chữa trị các chấn thương xuyên thời gian Bàn tay ánh sáng: Chương 25 Tự chữa trị và thầy chữa tâm linh Bàn tay ánh sáng: Chương 26 Sức khỏe thách thức để trở thành chính mình Bàn tay ánh sáng: Chương 27 Sự phát triển của thầy chữa Bàn tay Ánh sáng: Chương 3 Ghi ghép về rèn luyện và phát triển việc hướng dẫn Bàn tay ánh sáng: Chương 4 So sánh cách nhìn bản thân và thực tại của chúng ta với các quan điểm khoa học phương Tây Bàn tay ánh sáng: Chương 5 Lịch sử nghiên cứu khoa học về trường năng lượng con người Bàn tay ánh sáng: Chương 6 Trường năng lượng vũ trụ Bàn tay ánh sáng: Chương 7A Trường năng lượng con người hay hào quang con người Bàn tay ánh sáng: Chương 7B Bàn tay ánh sáng: Chương 7C Bàn tay ánh sáng: Chương 9 Chức năng tâm lý của bảy luân xa chính Bàn tay Ánh sáng: Lời giới thiệu Bàn tay Ánh sáng: Phần II Hào quang con người Bàn tay ánh sáng: Phần III Chương 8 Các động lực tâm lý và trường năng lượng của con người Bàn tay ánh sáng: Phần V Chương 21 Chữa trị tâm linh Bí quyết thiết thực để cải biến vận mệnh các sao ăn nhậu Cách ái tình và các sao tình dục Cách bệnh tật và những sao ốm đau Cách đa ngôn và các sao ăn nói Cách đàn bà đa phu (nhiều chồng) trong tử vi Cách đàn ông sợ vợ trong tử vi Cách đi tu trong lá số tử vi Cách gian phi trong tử vi Cách giàu và những sao hữu sản Cách hay ăn hay nhậu Cách hiếm muộn trong khoa tử vi Cách hùng biện và các sao về ăn nói Cách khoa bảng và các sao học vấn Cách Làm Quan và những sao Qúy Cách nghèo và những sao nghèo Cách nghề nghiệp và những sao bá nghệ Chọn hướng xuất hành chọn ngày khai trương trong năm Đinh Dậu (2017) Chuyển hóa sân giận thành yêu thương Có nên phó mặc cho số phận Con lừa ngốc ngếch đến chết vẫn không hiểu nguyên do Con người về cơ bản là khác nhau Cô chấp và khổ đau Cuốn sách đoán mệnh cổ nhất của Trung Quốc Đạo đức nghề nghiệp của người làm thầy Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây Đạo Phật và 7 sự hiểu lầm phổ biến vô cùng nguy hiểm Đạo sĩ tu luyện 300 năm trong núi sâu vén mở bí mật về công năng đặc dị Đặc Tính Cửu Tinh Trong Huyền Không Phi Tinh Điển tích về Mai hoa dịch số Đôi điều về bát tự - Hà Lạc Đông Tây giao thoa Giới thiệu về Osho và các tác phẩm của Osho Học cách tu cái miệng Kim cang thừa một đời người một câu chú Kim Cương Thừa Kinh dịch - dự đoán quan vận Kinh dịch - dự đoán tài vận Làm theo phương pháp này của Warren Buffett dù việc có nhiều đến mấy bạn cũng hoàn thành dễ dàng Lịch sử khoa tứ trụ Lý giải mới về nguyên nhân khác biệt văn hóa Đông Tây Lý thuyết dụng thần tứ trụ - Chìa khóa để cải vận Mẫu văn khấn năm Bính Thân (2016) Miệng luôn tạo khẩu nghiệp phúc báo sớm muộn cũng chạy mất Một số bài học thú vị Một số câu chuyện ứng nghiệm Hà Lạc dự báo Một số lời dạy của Đức Đạt lai Lạt mavề Phật giáo Kim cương thừa Năng lực cải vận của số điện thoại ngày khai trương năm Bính Thân (2016) Ngẫu nhiên và tất nhiên Người lương thiện không tranh không cãi người tranh cãi không phải người lương thiện Những vị trí không nên động thổ trong năm 2016 Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Báo trước Hai bà và một sư Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương I Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương II Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương III Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương IV Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương IX Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương V Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương VI Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương VII Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương VIII Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương X Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương XI Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương XII Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương XIII Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương XIV Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương XV Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương XVI Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương XVII Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Lời bạt: Nắm lấy nghịch lí Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Mục lục Phật gia giảng ‘cần buông bỏ’ nhưng rốt cuộc là buông bỏ điều gì? Phong thủy: Chuyện người xưa chọn đất làm nhà Phong thủy: Nguyên tắc hóa giải ngũ hoàng sát Quy luật tính phương vị hỷ thần Sức hấp dẫn của kinh dịch tài thần và hạc thần Tất cả chúng ta đều phải “trở về nhà” Thần số học - khoa học về dự đoán Tính danh học Tính nguyên vận để xem thịnh suy của gia trạch Tổng quan về ứng dụng thuật phong thủy trong quy hoạch xây dựng và kiến trúc Trạch cát hay thuật chọn ngày tốt Tri thức là sức mạnh Triết lý sâu sắc của luận sư Ấn Độ Con người luôn ở trong vòng luẩn quẩn vì 8 mối quan tâm này Vài Bí Quyết Tử Vi Ít Người Biết - Tiến Sĩ Đằng Sơn Vài nét về kinh dịch Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam Vận mệnh con người có thay đổi được không Vì sao những người yêu nhau hãy nên trân trọng nhau Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Ất Mão Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Bính Thìn Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Canh Thân Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Đinh Tị Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Giáp Dần Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Kỷ Hợi Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Kỷ Mùi Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Mậu Ngọ Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Mậu Tuất Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Nhâm Tuất Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Quý Hợi Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Tân Dậu Ý nghĩa phong thủy và tác dụng của đá Ruby Y phục xứng kỳ đức

Kinh dịch là cuốn sách cổ tiêu biểu của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Vào thời Thương, Chu với sự chỉnh lý và chú thuật của Văn Vương đã đưa phạm vi đoán mệnh dung nhập lĩnh vực học thuật của “thiên nhân chi tế”. Do đó Kinh dịch đã trở thành cơ sở của văn hóa truyền thống Trung Quốc, được các học giả đánh giá là “quần kinh chi thủ” (đứng đầu các kinh thư), nó cũng chính là điểm bắt đầu chung của tư tưởng Nho gia, Đạo gia.
Kinh dịch vô cùng uyên thâm sâu sắc, là bảo vật của dân tộc Trung Hoa. Muốn nghiên cứu vãn hóa Trung Quốc, cho dù là bách gia chư tử và Nho, Đạo, Mặc, thời kỳ Xuân thu Chiến quốc hay Nho, Phật, Đạo thời kỳ Đường, Tống đều phải nhắc tới Kinh dịch.
Kinh dịch cũng là một cuốn sách dự trắc. Dự trắc là sự dự liệu sự phát triển dự đoán quy luật vận động trạng thái tồn vong của sự vật trong tương lai. Thời Ân Thương, người Trung Quốc cổ dùng mai rùa để bói toán, dựa vào các đường nứt trên mai rùa bị đốt để suy đoán sự cát hung, tới thời Chu thì người xưa phổ biến dùng cỏ thi. Phương pháp bói cỏ thi phải thao tác 3 lần mới được một hào, nghĩa là mất 18 lần mới được một quẻ bói. Quỷ Cốc Tử thời Chiến quốc dùng tiền đồng để thay cho cỏ thi, gieo 3 đồng tiền làm 6 lần là thành quẻ, có thẻ tiến hành dự trắc.
Phương pháp chiêm bốc của Kinh dịchlà phương pháp suy đoán nối liền giữa con người và thế giới tâm linh, mang dấu ấn tôn giáo. Người chủ trì việc chiêm bốc này được gọi là thầy pháp. Phương pháp chiêm bốc có nhiều cách khác nhau: Đốt mai rùa để bói, phương pháp Chu dịch đại diễn, kinh phòng, lục hào nạp giáp, hoa mai dịch số, kỳ môn chiêm quái, lục nhâm... đều thuộc bộ môn này.
Phương pháp của Kinh dịch là phương pháp thuộc về khoa học, là môn đại số học của địa lý thiên vãn thời cổ đại. Môn khoa học này là môn thống kê của số học, không liên quan tới thần linh, tôn giáo, gồm có thiên văn chiêm tinh, địa lý kham dư, tứ trụ mệnh lý, tử vi đẩu số, kỳ môn độn giáp, thái ất thần số, ngũ vận lục khí.
Sự lý giải đối với “mệnh ” trong “Kinh dịch ”
Cho đến nay vãn còn tồn tại nhiều nhận thức sai lầm về chữ “mệnh” trong Kinh dịch. “Mệnh” trong Kinh dịch là một phạm trù liên quan tới thời vị, tức là vị trí đặc định trong thời thế mà thiên địa tạo thành, đây là một giới hạn của điều kiện khách quan, không ai có thể vượt qua.
Hành động dưới sự cho phép của điều kiện khách quan chính là thuận theo thiên mênh thì sẽ được tốt lành, tuyệt đối không phải là ngồi một chỗ mà đợi vận may tới. Hành động một cách mù quáng không để ý tới điu kiện khách quan thì đều là trái thiên mệnh, sẽ gặp điều không may. Kinh dịch phản đối hành động một cách mù quáng, cổ vũ, khích lệ người ta nên hành động theo quy luật.
Biết được địa vị, thời thế của bản thân và quy luật hoạt động tương ứng thì chính là biết được thiên mệnh. Trên thực tế, “mệnh” là giới hạn của điều kiện tự nhiên đối với con người, là sự trói buộc của tự nhiên và phép tắc xã hội đối với con người. Người Trung Quốc có câu: “Tri thiên mệnh, tân nhân sự” (Biết được thiên mệnh, đổi mới công việc bàn thân), đây là thái độ hành động tích cực của con người.
“Kinh dịch ”phát triển ra tượng số
Từ khi Khổng Tử san định, chú giải Chu dịch đến nay thì trong Sử kỷ, Hán thư và Hậu hán thư đều có ghi chép liên quan đến tác phẩm này. Thời kỳ sau Chiến quốc, những trước tác giải thích Kinh dịch có hệ thống đã dần dần được thu thập lại và được tập hợp thành Ngũ truyện. Tới đời Hán thì Kinh học nổi lên, sau đó hơn 2.000 năm các trường phái nghiên cứu học tập Dịch học cũng phát triển mạnh, nhưng có thể quy thành hai phái sáu tông. Hai phái chính là phái Tượng số và phái Nghĩa lý. Phái Tượng số là phái số học chú trọng đến nghiên cứu tượng quẻ, quẻ biến của Kỉnh dịch, và dựa vào sự lý giải mà đưa ra dự đoán cát hung. Còn phái Nghĩa lý là phái học thuật chú trọng đến sự phát triển ý nghĩa và đạo lý hàm súc trong lời hào và lời quẻ của Chu dịch.
Căn cứ theo phương thức suy đoán thì tượng số được chia thành hai bộ phận: Một là dự đoán mệnh lý đời người và quỹ đạo của đời người, Tứ trụ mệnh lý học chính là một tác phẩm đại diện cho bộ phận này. Trên cơ sở là giờ, ngày, tháng, năm sinh của con người kết hợp thêm Âm dương Ngũ hành, lục thân, thần sát, nạp âm tiến hành phân tích mệnh lý. Ngoài ra, tử vi đẩu số mệnh lý học cũng thuộc về bộ phận này; tổ hợp đẩu số chia thành 2 bộ phận là tinh diệu và cung viên, hơn 90 tinh diệu phân bố trong 12 cung viên, cùng tụ cùng tán, biểu thị vận thế tiên thiên cơ bản của một người; còn dự đoán sinh mệnh cùa hậu thiên thì lại dựa vào mối quan hệ vượng suy sinh khắc của tam phương tứ chính, tứ hóa, tinh diệu và sự tổ hợp của giới hạn, lưu niên tinh diộu trong cung viên để tiến hành phán đoán. Hai là dự đoán học, đoán sự việc cụ thể, đoán những việc gần đây, đại diện tiêu biểu là lục hào, tức là Bát quái, lục hào lại bao gồm: Loại thứ nhất là phép nạp giáp, mai hoa dịch số; loại thứ hai là kỳ môn độn giáp; loại thứ ba là đại lục nhâm, đại lục nhâm lại được diễn thành kim khẩu quyết.
Phân loại phương pháp dự đoán tượng số
THUẬT SỐ
Đoán người
Tứ trụ
Là phương pháp vận dụng can chi của ngày giờ tháng năm sinh ra để suy đoán mệnh lý
Tử vi đẩu số
Là phương pháp vận dụng ngày giờ tháng năm sinh ra để an các tinh đẩu Tử vi nhằm tính toán vận mệnh
Lục hào
(Bát quái)
Nạp giáp thi pháp
Là phương pháp đưa 10 can vào bát quái, kết hợp ngũ hành phương vị, quái tượng để suy đoán cát hung của sự vật
Mai hoa dịch số
Dựa vào số lý của Tiên thiên bát quái, giải thích hào từ, tượng để dự đoán xu hướng cát hung của sự vật
Kỳ môn độn giáp
Là phương pháp căn cứ ngày giờ cụ thể, lấy lục nghi tam kỳ bát môn, cửu tinh làm thành bố cục để suy đoán sự vật
Đại
lục nhâm
Là phương pháp suy đoán dựa vào biến hóa của giờ, sao tháng ngày, vận dụng mối quan hệ thống nhất, đối lập giữa can chi và ngũ hành sinh khắc
Bậc thầy Dịch học đời Tống là Thiệu Khang Tiết lấy lục hào phát triển ra phân chi, lấy thời gian để tính toán, lấy loại tượng làm chủ để đoán quẻ, chính là mai hoa dịch số. Sau đời Tống xuất hiện phép nạp giáp, nạp giáp chính là lấy can chi đưa vào trong quẻ, can chi vừa đại diện cho Âm dương Ngũ hành lại vừa đại diện cho thời gian, phương vị, Bát quái, lục thân. Đồng thời đưa vào đó cả thế, ứng, phi thần, phục thần, du hồn quái, đây chính là bước phát triển lớn cho bộ môn dự đoán học theo Bát quái.

Theo: Ngọc chiếu chân kinh

·         Nguyễn Hải Đạm
 Thật thú vị khi vào cuối thiên niên thứ II sau Công nguyên, một bộ sách ra đời từ thời tối cổ là Kinh dịch lại được đông đảo bạn đọc hăm hở tìm đọc lại.
Dạo một vòng các hiệu sách lớn, ta thấy hàng loạt cuốn sách mới in mạng tên Dịch học của các nhà cổ học đáng kinh như Phan Bội Châu, Bửu Cẩm, Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Hữu Lương… nhìn sang Trung Quốc ta bắt gặp nhiều sách mới lạ như Thần mật bát quái, bát quái với doanh thowng, bát quái với y học, bát quái với quân sự, Chu dịch dự đoán và khá nhiều bài khảo cứu quan hệ giữa dịch học với thiên văn, với giáo dục, với văn học, với kiến trúc, với số học… Thú vị nhất là trên lá quốc kỳ của Hà Quốc, một con rồng lực lưỡng mới nổi lên cõi Bắc Á, phấp phới hình đồ bát quái với 4 quẻ Khảm, Ly, Chấn, Đoài. Về nước Nhật Bản thì từ rất lâu đã nêu phương châm :bất học dịch, bất đắc nhập các": không biết dịch, miễn tham gia chính phủ.
Kinh dịch là bộ sách gì mà được trọng thị đến thế? Thưa đó là bộ sách ra đời cách đây hơn 6.000 năm, đúc kết một vũ trụ quan sát và một nhân sinh quan rất đắc của nền văn minh Hán Cổ. Văn minh nhân loại càng tiến tới thì những luận điểm kỳ diệu của kinh dịch càng được xác nhận tính đúng đắn.
Nguồn gốc kinh dịch có từ đâu? Theo truyền thuyết Dịch do vua Phục Hy tìm ra, vua Hạ Vũ bàn tiếp. Phục Hy và Hạ Vũ thuộc thời kỳ tiền sử của Trung Hoa, ví như thời Lạc Long Quân ở ta, có niên đại trước công nguyên từ 4 đến 2 thiên niên kỷ, lúc bấy giờ người Hán chưa có chữ. Đến thời Thuỷ Tổ nhà Chu là Chu Văn Vương - thế kỷ 11 TCN Văn Vương mới viết lời bàn về 64 quẻ (quái từ) rồi con ông là Chu Công Đán viết tiếp lời bàn về 384 hào (Hào từ). Quái từ và hào từ đều rất bí hiểm, khó hiểu. Lại đợi đến 5 thế kỷ sau, nhà đại bác hoc jthời cổ là Khổng Khâu mới soạn Thập dục nói rõ hơn về dịch. Khổng Tử đọc dịch đến nỗi đứt dây sách 3 lần (Sách thời ấy gồm những thẻ tre dùng dây da xâu lại, thành cuộn đọc sách đến đứt dây da 3 lần là chứng tỏ cụ Khổng đọc không biết mấy trăm lượt)… thế mà cụ còn ước: Giá cho ta sống thêm 10 năm nữa để học Dịch thì sẽ tránh được nhiều sai lầm. Nhờ thập dực của cụ và của các nhà hậu học mà ta mới hiểu được về đại thể tinh thần của dịch. Sau này còn có hơn một ngàn pho sách diễn giải về dịch nữa, bộ Kinh dịch của Ngô Tất Tố chính là dịch từ bộ Chu Dịch đại toàn của Hồ Quảng và Kim Âu Tu đời Minh soạn. Kinh Dịch đến đời Tống thế kỷ 10 TCN là được nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn cả, nhất là với Thiệu Khang Tiết, Trình Tử, Chu Hy, Bộ Mai hoa dịch số của Thiệu Tử được xem là đệ nhất kỳ thư. Như vậy kinh dịch trải 1.000 năm mới thành hình, lại 2.000 năm nữa mới được diễn giả chi tiết. Xem đó đủ hiểu kinh dịch kết tinh trí tuệ bao thế hệ người Hán.
Về mặt tự nhiên luận, kinh dịch đưa ra một tiền đề vĩ đại: Vũ trụ là 1, Trời đất Người là 1. Biểu hiện sự là một ấy là khí âm dương và 5 yếu tố cơ bản Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ gọi là ngũ hành. Tuy nhiên, khởi thuỷ vũ trụ chỉ là vô cực, tức một khoảng chân không vật lý tuyệt đối. Tự vô cực sinh Thái cực, là một thế hỗn hợp hai khí âm và dương. Khái niệm âm dương là rất tương đối: trong âm có dương, trong dương có âm. Âm ở cạnh cái âm hơn nó thì trở thành dương. Dương ở sát cái dương hơn nó thì trở thành âm. Về đại thể thì âm và dương phân biệt bởi 2 mặt đối lập: trên/ dưới, ngoài/ trong, to/nhỏ, trong/đục, cứng/mềm, nhanh/chậm, thăng/giáng, đực/ cái, sáng/tối, tốt/xấu, đi/đến, thực/hư, nóng/lạnh… khi Thái cực tách thành lưỡng nghi tương tự như vụ nổ bigbang vậy, thì trời tách khỏi đất thành 2 quẻ ban đầu là quẻ Càn (≡) và quẻ Khôn (≡≡). Càn giao với Khôn thì được 3 con là Tốn, Ly, Đoài. Khôn giao với Càn cũng ra 3 con là Chấn, Khảm, Cấn, cộng lại thành 8 quẻ (bát quái). Rồi hai khí âm dương tương giao tương thành biến hoá mà thành ngũ hành, trước hết sinh Khảm thuỷ, sau đó Ly hoả, rồi Chấn mộc, rồi Đoài kim. Cả 4 hành ấy đều nằm trong thổ; ngũ hành sinh theo Tiên thiên (do Phục Hy tìm thấy trên lưng con Long mã hiện ở sông Hoàng Hà, gọi là hà đồ) theo chiều thuận tương sinh; Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Ngũ hành tương khắc theo chiều nghịch của Hậu thiên (do Hạ vũ tìm thấy trên lưng con rùa thần hiện ở sông Lạc, nên gọi là Lạc thư); Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ. Tuy vậy, dù là âm dương hay ngũ hành, bản chất chỉ là một. Đúng như Chu Liêm Khê nói: Ngũ hành, nhất âm, nhất dương đã! Âm dương nhất, Thái cực dã! Thái cực bản, vô cực dã! Vô cực chi sinh, nhị ngũ chi tính, diệu hợp nhi ngừng. Càn đạo thành nam, khôn đạo thành nữ, nhị khí giao cảm, hoá sinh vạn vật (ngũ hành chẳng qua là do âm dương sinh ra, âm dương chẳng qua trong thái cực, Thái cực vốn là vô cực. Cái sinh là vô cực, cái tính chất của âm dương ngũ hành, khép hội họp mà ngưng tụ lại. Đạo Càn thành nam, đạo Khôn thành nữ, nam nữ giao cảm hoá thành muôn loài).
Với bát quái đã đủ để diễn tả thế giới tự nhiên với 4 phương 8 hướng, với 5 yếu tố cơ bản của thế giới vật chất. Nhưng để diễn tả thế giới nhân sinh, thì chưa đủ, nên Văn vương phải cho 8 quẻ gieo nhau lần nữa thành 8 x 8 = 64 trùng quái. Thứ tự của 64 quẻ kép dương 1 âm 1 dương hội họp, khác nào 2 mã 0 và 1 trong hệ đếm của máy điện toán hiện đại, mà khi nhà học Lepnic phát hiện thấy qua 64 quẻ Kinh Dịch, ông đã vô cùng ngạc nhiên trước sự chính xác toán học của Dịch!
Tựu trung, qua Hà Đồ và Lạc thư, ta có thể thấy: Trời 1 Đất 2, Trời 3 Đất 4, Trời 5 Đất 6, Trời 7 Đất 8, Trời 9 Đất 10. Trời có 5 cơ số (lẻ): 1,3,5,7,9; Đất có 5 số ngẫu (chẵn): 2,4,6,8,10. Thiên số là 25, Địa số là 30. Cả Trời Đất là 55. Dương âm tĩnh, Âm lặng lẽ hoá thành mọi cái dương sinh ra. Do đó, trời đất mới từ vô hình thành hữu hình. Số 5 là cực của vô. Số 10 là cực của hữu. Ngũ hành thuộc phạm trù hữu hình. Số 3 là chân số, bởi nó do số Trời 1 + số Đất 2 mà thành. Đó là Thái cực, quẻ Càn (≡) số 3 hào. Quẻ Khôn (    ) chẳng qua là quẻ Can phân đôi. Cộng 3 số Trời: 1 + 3 + 5 ta được 9, 9 là lão dương, hào cửu. Cộng 2 số Đất, 2 + 4 ta được số 6, 6 là lão âm, hào lục. Hào từ gọi quả dương là hào cửu, gọi quẻ âm là hào lục là vì thế.
Như vậy, quá trình biến hoá âm dương đã tạo ra vũ trụ với hai âm khí âm dương, ngũ hành, can và chi, thành ra vũ trụ hiện hữu. Lý thuyết sinh thành vũ trụ do nhà vật lý lý thuyết vĩ đại Hawking tìm ra đã chứng minh luận điểm vũ trụ sinh thành đúng là từ chân không vật lý (vacuum), thông qua vụ nổ lớn Bigbang mà thành, và toàn vũ trụ đều nằm trong một trường thống nhất. Vũ trụ hiện đương trong giai đoạn giãn nở, và thời gian, theo lý thuyết Einstein, chỉ là chiều thứ 4 của không gian 3 chiều, đúng như lịch Hán cổ ghi thời gian theo can chi, tức là những thông số của không gian. (Can là 5 hành trên Trời với 5 phương dưới Đất. Chỉ là 12 chòm sao trên đường hoàng đạo Trái đất đi qua).
Tinh thần cơ bản của Dịch học là lẽ vận động chuyển dịch. Dịch là chuyển dịch, người phương Tây gọi Kinh Dịch là the book of change, sách của lẽ biến đổi. Âm dương có tương giao nên tương thành, tương huỷ, tương phản mà tương thành chứ không đi tới chỗ huỷ diệt nhau, bởi vì rốt cuộc lại trở về nơi xuất phát. Lão tử nói: Phản giả, Đạo chi Động: vận động của Đạo là quay trở về. Có dương bất sinh, độc âm biến thành. Âm dương tương thôi mà sinh ra vận động lực vây. Lẽ biến dịch là rất quan trọng. Mà trong biến dịch, thì can hệ nhất ở chữ Thì. Tuỳ thì biến dịch. Thiệu tử nói: Chu Dịch nhất bộ, khả nhất ngôn dĩ tế chi, viết: thì. Toàn bộ pho Chu dịch chỉ có một chữ bao trùm, đó là chữ thì! Trong một quẻ, thì các hào 1,3,5 chỉ sơ kỳ, trung kỳ, mạt kỳ của sự vật, lúc xem quẻ, người ta đặc biệt chú ý đến những bước chuyển đó. Người xưa học Dịch, cốt để suy ngẫm lẽ đời xem lúc nào nên tiến, lúc nào nên thoái. Lê Quý Đôn chê Nguyễn Trãi không tường lẽ chi túc nên đã về trí sĩ ở Côn Sơn rồi còn tái xuất hoạn lộ đến nỗi chịu thảm hoạ tru di. Trong kinh dịch, không có quẻ nào hoàn mỹ, cũng không có quẻ nào toàn xấu.Các quả dịch luôn luôn biến động, gặp thì hung hoá cát, không gặp thì cát cũng hóa hung. Tinh thần Dịch rất biện chứng. Cho nên kinh Dịch vận dụng vào lẽ tu tề trị bình rất hay. Cụ Trạng Trình nhờ khéo vận dụng Dịch mà suy đoán trước nhiều bước ddi lịch sử dân tộc trong câu gọi là sấm Trạng.
Bởi lẽ trong bát quái rất nhiều thông tin (xem quái tượng, hào từ), lại vận động biến hóa, mà người ta dùng bát quái để tự đoán hậu vận của mỗi sự vật. Thiệu vĩ hòa, cháu nhiều đời nhà Dịch học trứ danh Thiệu Khang Tiết đã viết cuốn Chu Dịch dự đoán học. Trong cuốn này ông dẫn ra nhiều thí dụ dự đoán có thễem như kỳ diệu, thậm chí đoán trước được 3 tháng sự kiện nổ ra cuộc chiến vùng vịnh Ba Tư. Mao Trạch Đông trong chỉ đạo cách mạng Trung Hoa cũng dùng Dịch, như Cụ chọn Thiểm, Tây làm căn cứ địa ứng vì ứng với quẻ Càn, chọn Đông Bắc làm nơi tiếp nhận sự chi viện của Liên Xô vì thuộc của Hưu, Theo Dịch, Càn là Khai Môn, Cần là sinh môn, Khảm là Hưu Môn, Mao rất giỏi Dịch lý! Để bói Dịch, ta thường dùng cách gieo 3 đồng tiền. Áp đồng tiền trong bàn tay tạo sự tương thông giữa người và tiền, rồi mới gieo 6 lượt lấy 6 hào, được bản quái. Sau khi làm phép biến cho hào đồng, ta được biến quái. Bản quái cho biết sơ kỳ của sự việc. Biến quái cho biết trung ky. Còn nếu muốn biết mạt kỳ thì phải làm biến đổi quẻ, lấy hào 2,3,4 của bản quái làm hạ quái, lấy hào 3,4,5 của bản quái làm thượng quái của hỗ quái. Trong quẻ kép thu được ấy, nếu hào đông xuất hiện ở hạ hay thượng quái, thì quẻ có hào đông gọi là Dụng. Quẻ không có hào đông gọi là Thể. Thể là chủ, dụng là khách. Cách xem quẻ cốt nắm nguyên lý: Dương gặp âm là Thuận, dương gặp dương là trắc trở. Âm gặp dương thì thông, âm gặp âm thì tắc. Âm dương tương ứng thì có giao cảm, là cát. Giao cảm giữa hạ quái với thượng quái là quan trọng, bất tương giao thì hung. Lại phải xem các cặp tương ứng giữa các hào, cặp 2-5 là quan trọng nhất, bởi cả hai đều có vị trí nằm giữa hai hào khác (đắc trung). Hai hào giáo nhau có quan hệ âm dương tương ứng cũng tốt. Sau đó, cần nắm vững quái tượng mà suy luận. Nói chung, nếu 6 hào không động thì xem quái từ. Nếu có hào động, thì phải xem hào từ. Nếu 3 hào động, thì lấy bản quái làm chính.
Ông cha ta rất giỏi vận dụng Dịch lý. Xem bài tựa của Trần Khánh Dư soạn cho cuốn Binh thư yếu lược của TQT vận dụng Dịch vào bày trận như thế nào. Lại xem bài văn bia khắc của chùa Tầy, sẽ thấy tư tưởng Dịch thật là sâu sắc. Bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác vận dụng Dịch đã đến độ uyên thâm! Các cụ thường dùng Dịch bài lẽ cùng thông xuất xử. Ngày nay, người Trung Hoa dùng Dịch để dự đoán việc doanh thương, việc quân sự, việc dùng người.
Nói tóm lại, sự hiểu biết về Dịch là đặc biệt quan trọng, trước hết, Dịch dạy ta phép tư duy biện chứng, sau đó, phép bói Dịch giúp ta dự đoán nhiều điều. Muốn đi sâu vào thế giới tâm linh, thiết nghĩ không thể không giỏi Dịch lý. Trong một dịp khác, tôi sẽ nói đầy đủ hơn phép bói dịch.
N.H. Đ
Nguồn: uia.edu.vn


1. Ý nghĩa của tên sách Kinh Dịch
Kinh Dịch xưa nay được gọi là “thiên cổ kì thư”. Kinh Dịch thật lạ lùng, ai cũng ngưỡng mộ nó, đề cao nó, háo hức tìm đến nó, rồi đọc ngấu nghiến. Rơi vào một rừng chữ nghĩa “mông lung, xa lạ”, luôn nêu quyết tâm không chịu bó tay, để tỏ rõ không chịu thua kém mọi người, nhưng rồi vẫn thấy thật là khó nhằn. Không ít bậc “thức giả” là những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ... có đôi chút tiếng tăm đã phải đầu hàng trước nó, và đành phải thú thật, nhiều người đã dám không sợ bị động chạm đến uy danh hiểu biết của mình, mà rằng: Thử đọc rồi mà chẳng hiểu gì cả!
(Các tên gọi Kinh Dịch, Chu Dịch trong bài này đều cùng chỉ sách Kinh Dịch)
Nhiều người tỏ ra rất hào hứng với Kinh Dịch, đã phải bỏ rất nhiều thời gian mà rút cuộc lại chẳng thu được gì. Nguyên nhân là do chưa được cung cấp phương pháp đọc Kinh Dịch cho đúng cách. Kinh Dịch bày ra trước thế giới giống như một kho báu chưa được mở. Hơn 800 năm trước, Chu Tử (Chu Hi) từng đứng trước vấn đề tương tự, cách giải quyết do ông đề xuất là đọc Kinh Dịch theo phương pháp bói toán. Ông ta đã dùng phương pháp này, quả nhiên là có được nhiều thứ từ Kinh Dịch. Theo Chu Tử lí giải, thuật thông giữa trời với người do Kinh Dịch đưa ra chính là bói toán.
Nghe nói Khổng Tử cũng tin vào bói toán, và từng đích thân hành nghề. Trong cuốn Bạch thư khai quật được ở Mã Vương Đôi từ những năm 70 thế kỉ trước, có thiên “Yếu” ghi lại câu chuyện Khổng Tử xem bói.
Bói Kinh Dịch, với tư cách là thuật thông trời người, có mối liên quan chặt chẽ với mệnh đề quan trọng nhất trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc là mối quan hệ trời người ở trình độ rất cao, tương tự với loại bói toán bất hợp pháp gieo quẻ đoán số song không hề giống về thực chất tư tưởng Người Việt mình luôn quen với tên sách là Kinh Dịch, nhưng nhiều khi lại bắt gặp cả tên là Chu Dịch nữa.
Trung Quốc gọi sách Kinh Dịch là Dịch Kinh. Theo phân tích của họ, Dịch Kinh còn gọi là Chu Dịch hoặc Dịch. Dịch thực ra bao gồm Tam Dịch là Liên sơn, Qui tàng và Chu Dịch thời cổ, nhưng Liên sơn và Qui tàng đã thất truyền từ lâu. Chu Dịch vốn đích thực là một bộ sách bói dùng để xem quẻ. Đây chính là nguyên nhân Chu Dịch bị coi là ngụy khoa học. Chu Dịch tin có sự tồn tại của Trời; kết quả suy diễn của Chu Dịch là không xác định (chắc chắn), còn sự suy diễn của khoa học, thì dù có tính toán bao nhiêu lần đi nữa, kết quả là xác định (chắc chắn). Nói sách Chu Dịch bói toán là ngụy khoa học là có lí do, vấn đề nằm ở chỗ trong đó có bao hàm những nội dung tích cực hay không. Theo sách “Chu Lễ” của Trung Quốc ghi lại, cả ba đời Hạ, Thương, Chu đều có sách Dịch, song lưu truyền lại đến ngày nay chỉ có Kinh Dịch của đời Chu, vì thế mà gọi là Chu Dịch, nghĩa là sách Dịch đời nhà Chu. Chu Dịch về sau được Nho gia tôn lên thành kinh điển, nên gọi là Dịch Kinh, nghĩa là sách kinh điển Dịch, đồng thời đội cho nó chiếc vương miện “quần kinh chi thủ”. Nói đến Chu Dịch, nhiều người gọi đó là “quần kinh chi thủ”, là kinh của các kinh, là triết học của các triết học. Thực ra đây chỉ là một lập luận tương đối, có nghĩa là trong số các sách kinh điển, dường như Dịch Kinh bao gồm tất cả, Dịch Kinh chính là sự kết tinh của trí tuệ.
Vậy tại sao người Việt mình không để nguyên tên Dịch Kinh mà lại gọi là Kinh Dịch?
Các học giả Việt Nam đã coi nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung Hoa, sau Kinh Thi và Kinh Thư, nên đã gọi luôn là Kinh Dịch. Như vậy, Kinh Dịch theo cách gọi của Việt Nam xem ra lại có khác đôi phần về ý nghĩa so với Dịch Kinh theo cách gọi của Trung Quốc - sách kinh điển Dịch.
Từ đọc hiểu được Kinh Dịch đến nhà Dịch học là cả một khoảng cách xa vời. Nguyễn Hiến Lê nói: Ở Việt Nam chưa có nhà Dịch học.
2. Kinh Dịch là bộ sách thế nào?
Bộ thiên cổ kì thư Kinh Dịch ngưng tụ trí tuệ cổ xưa của các bận tiên hiền từng được hiểu lầm là một cuốn sách bói. Thực ra, bói chỉ là một dụng đồ nhỏ nhất của nó. Vậy rút cuộc, Kinh Dịch là bộ sách thế nào? Kinh Dịch thần bí là bộ sách vừa cổ xưa vừa tân kì, vừa xa lạ, vừa thâm sâu khó đoán, lại vừa dung dị giản đơn, là bộ pháp điển giải mã được bí ẩn của vũ trụ nhân sinh. Từ xưa đến nay, loài người luôn gắng sức khám phá những bí ẩn của vũ trụ nhân sinh, song cho đến tận thời nay, khi khoa học kĩ thuật đã phát triển cao độ, vẫn chưa thể giải mã được vũ trụ, lẽ nào tổ tiên của chúng ta đã làm được điều đó từ mấy ngàn năm trước?
Bấy nay, Kinh Dịch luôn được coi là một bộ kì thư trong lịch sử văn hóa Trung Quốc, đầy màu sắc thần bí. Sự đánh giá của các học giả qua các đời về nó có sự khác biệt rất lớn.
Kinh Dịch được coi là bộ sách nêu ra qui luật biến đổi phát triển của muôn sự muôn vật. Nho gia xếp nó là đứng đầu “Ngũ kinh” (“Dịch”, “Thư”, “Thi”, “Lễ”, “Xuân Thu”), Đạo gia thì coi nó là một trong “Tam huyền” (“Lão Tử”, “Trang Tử”, “Kinh Dịch”).
Bất luận là nghiên cứu thiên văn, địa lí, triết học, chính trị, binh pháp, đạo đức, hay y học, văn học, võ thuật, khí công, người ta đều truy ngược về Kinh Dịch, thậm chí có người còn cho Bát quái trong Kinh Dịch là ông tổ của văn tự. Đương nhiên, cũng có học giả cho Kinh Dịch là sách nói về bói toán mê tín thời phong kiến, là ngụy khoa học.
Tùy từng góc độ đánh giá mà tiêu chuẩn cũng khác nhau, kết luận dĩ nhiên cũng không giống nhau. Những người phê phán hay phê phán về tính chất bói toán của nó, còn những người khẳng định thì lại hay khẳng định nội dung triết học của nó. Dường như tất cả đều có lí, song lại đều mang tính phiến diện và thiên vị ở các mức độ khác nhau.
3. Làm thế nào để đọc hiểu được Kinh Dịch?
3.1. Đọc cuốn “Bát quái thần bí”
Muốn đọc hiểu được Kinh Dịch, trước tiên hãy tìm đến cuốn “Bát quái thần bí” của các học giả Trung Quốc. Có thể coi “Bát quái thần bí” là cuốn sách giải mã Kinh Dịch vô cùng lí thú. Bát quái đại diện cho tư tưởng triết học Trung Quốc thời xa xưa, ngoài chiêm bốc, phong thủy ra, nó còn ảnh hưởng tới cả Đông y, võ thuật, âm nhạc...
Học thuyết Bát quái được bắt nguồn từ Kinh Dịch và cũng là cốt lõi của Kinh Dịch. Giải mã được Học thuyết Bát quái là hiểu được Kinh Dịch. Quách Mạt Nhược từng nói trong “Nghiên cứu về xã hội Trung Quốc cổ đại”: “Chu Dịch là một tòa điện đường thần bí. Vì bản thân nó được xây nên bởi những viên gạch thần bí là Bát quái, lại thêm người đời sau dựng lên mấy pho tượng thần siêu đẳng, thế là, cho mãi đến tận thế kỉ 20 này, tòa điện đường ấy vẫn tỏa ra những tia sáng u uẩn của sự thần bí. Do đo, nếu ta tán thưởng, ngưỡng mộ một cách mù quáng hoặc tránh né nó, thì sẽ làm cho vấn đề đã thần bí lại càng thêm thần bí hơn. Thần bí rất sợ mặt trời, thần bí sợ nhất sự đụng độ nhau để phân tỏ ngọn ngành”.
Bát quái (8 quẻ) là hệ thống âm dương biểu thị sự biến đổi tự thân của sự vật. Dùng “” đại diện cho dương, dùng “- -” đại diện cho âm, dùng 3 phù hiệu như vậy tổ hợp song song theo sự biến đổi âm dương của tự nhiên, tạo thành 8 loại hình thức khác nhau, gọi là 8 quẻ (Bát quái). Mỗi một hình quẻ đại diện cho một sự vật nhất định. Càn đại diện Trời, Khôn đại diện cho Đất, Chấn đại diện cho Sấm, Tốn đại diện cho Gió, Khảm đại diện cho Nước, Li đại diện cho Lửa, Cấn đại diện cho Núi, Đoài đại diện cho Đầm. Tám quẻ giống như chiếc túi miệng rộng vô hình vô hạn, đựng muôn sự muôn vật trong vũ trụ vào đó, 8 quẻ chồng tiếp lên nhau biến thành 6 quẻ, dùng để tượng trưng cho các hiện tượng tự nhiên và hiện tượng nhân sự.
Đọc “Bát quái thần bí”, ta được làm quen với các kiến thức cơ bản về hào và quẻ, sự kì lạ và quái lạ về tên quẻ và tượng quẻ, về mối quan hệ qua lại của Bát quái với khoa học kĩ thuật, về sự đan xen giữa toán học nguyên thủy với toán học đương đại, về trò bịp Bát quái “dự đoán trăm năm”. Các quan điểm tư tưởng nằm trong cuốn này cũng được phân tích rất hấp dẫn dễ hiểu, như đối lập âm dương và phép lưỡng phân, quan điểm hệ thống trong Bát quái, sự thể hiện nhân cách trong Bát quái, đạo đức của con người, định hướng giá trị của cát hung họa phúc... Phần sau hết cũng thực là thú vị, đọc phần này ta sẽ hiểu rõ hơn những đóng góp của Học thuyết Bát quái. Có thể nói, Học thuyết Bát quái chính là nguồn cảm hứng cho các bậc học giả tìm hiểu về văn hóa cổ xưa nói chung. Về văn hóa Trung Hoa cổ xưa, có Lưỡng nghi tương phùng với sự khởi nguồn các quan niệm văn học Trung Quốc, tìm về cội nguồn tư tưởng mĩ học cổ đại Trung Quốc, quẻ Khôn với thuật xem đất thời xưa, thuật khí công trong Kinh Dịch, ý đồ thiết kế trong kiến trúc cổ đại Trung Quốc... Những gợi mở về văn hóa nhân loại nói chung, có Bát quái với quan niệm tôn giáo nguyên thủy, văn hóa phồn thực trong Bát quái, lí luận dưỡng sinh trong Bát quái, lai lịch của quan niệm sùng bái trinh nữ, nguồn gốc quan niệm hình thần trong lĩnh vực thi họa....
Các phù hiệu cơ bản của Bát quái dùng các kí hiệu đối lập âm dương để biểu thị phép lưỡng phân. Dùng phép lưỡng phân này để nêu bật được bản chất của sự vật, đi sâu vào đạo trời, đạo đất, đạo người. Đây chính là sự thể hiện tư tưởng của phép biện chứng thô sơ cổ xưa. Sự đối lập âm dương chính là phép lưỡng phân cơ bản nhất, sự đối lập của tất cả mọi sự vật đều bắt nguồn từ đối lập âm dương mà ra. “Dịch hữu Thái cực, thị sinh lưỡng nghi” (Dịch có Thái cực, là sinh Lưỡng nghi), “Hữu thiên địa, nhiên hậu vạn vật sinh yên” (Có trời đất rồi thì sau đó muôn vật được sinh ra). “Hữu thiên địa, nhiên hậu hữu vạn vật; hữu vạn vật, nhiên hậu hữu nam nữ; hữu nam nữ, nhiên hậu hữu phu thê” (Có trời đất, sau đó có muôn vật; có muôn vật, sau đó có nam nữ; có nam nữ, sau đó có vợ chồng). Cứ thế mà suy diễn ra tiếp những đối lập khác, nhiều không đếm xuể. Cái tài tình, cái trí tuệ không thể xem thường được của Bát quái là ở chỗ: Nó không chỉ dừng lại ở sự phân chia các mặt đối lập của mọi sự vật, mà đã biến phép lưỡng phân này trở thành một qui luật phổ biến, nhằm làm toát lên được một cách sâu sắc mối quan hệ tổ hợp giữa các sự vật đối lập: Hai phía đối lập bao giờ cũng thống nhất. Càn là trời, Khôn là đất, đất được trời chở che, trời và đất phối hợp chặt chẽ mật thiết với nhau, dựa vào nhau, không dễ phân chia. Cái mà âm cần là dương, cái mà dương cần là âm. Trong dương có âm, trong âm có dương, âm dương giao cảm nhau làm thành một chỉnh thể. Tất cả các cặp đối lập họa phúc, lành dữ, nam nữ, chồng vợ, cương nhu, trên dưới... đều là như vậy, dựa vào nhau, không thể chia cắt. Đối lập mà thống nhất, thống nhất mà đối lập.
Biểu tượng âm dương nói lên bản chất và mối quan hệ giữa âm và dương.
Hai phía mâu thuẫn lại là hai phía đối lập. Âm dương đối lập nhau, Càn Khôn đối lập nhau, các sự vật khác được sinh ra từ đó cũng đều thể hiện những sự đối lập và xung đột của mâu thuẫn trong vũ trụ. Càn là trời, Khôn là đất, trời thì cao đất thì thấp. Từ đó mà suy ra dương cao âm thấp, vua cao tôi thấp, chồng cao vợ thấp, nam cao nữ thấp, quân tử cao tiểu nhân thấp, hình thành nên một loạt những mối quan hệ đối lập với nhau. Có thể thấy, trong Bát quái, đâu đâu cũng thể hiện sự mâu thuẫn.
Hai phía đối lập sẽ chuyển hóa lẫn nhau, từ đó mà sinh ra sự vận động biến đổi. Bát quái nhấn mạnh hết sức đến sự biến đổi, cho rằng căn cứ của sự biến đổi là từ sự chuyển hóa của hai phía mâu thuẫn. Nhìn chung, một khi sự vật phát triển đến cực điểm của nó thì sẽ chuyển sang một mặt đối lập. Chẳng hạn, quẻ Càn phát triển đến cực điểm sẽ chuyển hóa thành quẻ Khôn. Cương biến hóa sẽ chuyển thành nhu, tiến hết mức thì tất sẽ lùi. Vật cực tắc phản, bĩ cực thái lai. Đó chính là sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập.
Bạn có nhận ra sự tương đồng giữa “lập luận” này của Bát quái với phép duy vật biện chứng hay không: Tất cả mọi sự vật trong giới tự nhiên và trong xã hội đều có những mối liên hệ tương hỗ với nhau, tất cả mọi sự vật đều tồn tại những sự đối lập mâu thuẫn, đồng thời mọi sự vật đều phát triển, vận động, biến đổi chính trong sự thống nhất đối lập đó.
Từ hai khái niệm âm dương cơ bản này, Bát quái dùng nó để tạo nên 4 hình thái đối lập mâu thuẫn, đối ứng từng cặp một, đó chính là 8 quẻ cơ bản; rồi từ 8 quẻ cơ bản lại làm thành từng cặp đối ứng lũy tiến, tạo nên hình thái đối lập của 32 cặp, tức 64 quẻ. Từ 64 quẻ này mà mở ra một đồ thức đối lập mâu thuẫn của thế giới.
Kinh Dịch cung cấp một thứ triết lí mang tính hệ thống, nên muốn hiểu được, cần phải đọc nó với tư duy hệ thống, cấu trúc.
Bát quái không chỉ nói tách rời đặc trưng của từng quẻ, mà gộp chúng lại thành một chỉnh thể, cung cấp một hình ảnh toàn diện về vạn vật trong thế giới này. Bát quái chứa đựng một quan niệm về hệ thống hết sức chặt chẽ, muốn hiểu thấu được từng điều Kinh Dịch muốn nói, phải đặt nó trong cả hệ thống mà lí giải.
Về mặt vĩ mô, Bát quái đi sâu xem xét một cách toàn diện đạo trời, đạo đất và đạo người. Mục đích chính của nó là lấy đạo trời để nói về đạo người. Mở đầu cho 64 quẻ là hai quẻ Càn và quẻ Khôn tượng trưng cho “trời” và “đất”, “có trời đất rồi sau muôn vật mới sinh ra”. Đồng thời, hai quẻ Càn Khôn tuy tượng trưng cho trời đất nhưng không phải chỉ lấy mỗi trời đất để bàn về trời đất, mà kết hợp với cả việc người để nói về trời đất: “Lâp đạo trời là âm và dương, lập đạo đất là cương và nhu, lập đạo người là nhân và nghĩa”.
Mỗi quẻ có 6 hào với có tên đặt theo một ý chính, lời quẻ lời hào được diễn giải bám sát ý chính ấy. Từng quẻ đều thuộc về một thể thống nhất hữu cơ. Xét về chiều ngang, mỗi quẻ đều có một trung tâm xuyên suốt liên kết cả 6 hào lại để làm nên một tiểu chỉnh thể. Xét theo chiều dọc, mỗi quẻ lại là một tiểu hệ thống, 6 hào của quẻ tương đương với 6 cấp độ trong tiểu hệ thống đó. Như 6 hào của quẻ Càn thể hiện từ dưới lên trên thể hiện cả quá trình tiếp liền gắn kết với nhau: Từ chỗ rồng còn ẩn náu cho đến khi xuất hiện, rồi đến lúc vẫy vùng, bay lượn, để rồi cuối cùng là bay vọt lên quá cao.
Trong 64 quẻ, cứ từng cặp 2 quẻ liền nhau thì thường cấu thành một thể thống nhất liên hệ hữu cơ với nhau. Xét về tượng quẻ, trong số 64 quẻ, có 8 quẻ Càn, Khôn, Di, Đại Quá, Khảm, Li, Trung Phu, Tiểu Quá, ta dùng phương pháp “biến”, tức đem 4 nhóm quẻ có hào âm hào dương hỗ biến với nhau rồi xếp lại cùng. Với 56 quẻ còn lại thì dùng phương pháp “biến”, cứ một ngược một xuôi từng cặp đối nhau rồi xếp lại cùng, đến 2 quẻ Kí Tế và Vị Tế thì kết thúc, làm thành một vòng tròn.
Bát quái lấy quan hệ và kết cấu làm nền tảng, rồi từ trong những mối quan hệ và kết cấu phức tạp ấy, nó thiết lập nên một loại quan hệ kết cấu cơ bản nhất, đó là mối quan hệ đối lập thống nhất âm dương.
Ngoài việc lấy sự thống nhất đối lập âm dương là kết cấu khởi đầu cơ bản ra, trong Bát quái còn có hai kết cấu cơ bản nữa là kết cấu 6 hào cấu thành các biệt quẻ và kết cấu 8 quẻ cấu thành Bát quái.
Từ kết cấu 6 hào và kết cấu 8 quẻ, ta có thể thấy quan niệm hệ thống trong Bát quái rất chặt chẽ. Hầu như mọi sự vật được thuyết minh hay khi bói cát hung đều phải tuân theo nguyên tắc là thông qua các mối quan hệ kết cấu. Chẳng hạn, khi muốn xét một hào và bói một quẻ nào đó, thì không phải chỉ giải thích về thuộc tính của chính hào hay quẻ đó, mà phải xét từ vị trí của nó trong cả chỉnh thể 8 quẻ và trong kết cấu 6 hào. Tức phải đi từ mối quan hệ giữa nó với các nguyên tố khác mà phân tích, rồi tiếp đó phải kết hợp thuộc tính ấy với lời hào của nó, có như vậy mới giải thích được sự tiesn triển của sự vật một cách chính xác. Nguyên tắc này của Bát quái cũng chính là yêu cầu cơ bản của hệ thống hiện đại.
3.3. Đọc cuốn “Kinh Dịch – Đạo của người quân tử”
Một cuốn sách cần thiết để giải mã được Kinh Dịch nữa là “Kinh Dịch – Đạo của người quân tử” của Nguyễn Hiến Lê. Không phải ngẫu nhiên mà ông đã phân tích khá kĩ về hình ảnh người quân tử, hiện thân của cái thiện, xuyên suốt Kinh Dịch trong công trình nghiên cứu của mình. Theo ông, Kinh Dịch là tác phẩm xét về cách ứng xử, cách đối nhân xử thế của người quân tử trong đời sống hàng ngày và xét rất đủ, “từ việc ăn uống tu thân, tới việc kiện cáo, xuất quân, trang sức, tề gia, về nhà chồng, lập đảng, diệt kẻ tiểu nhân, can ngăn cha mẹ, cách xử sự trong mọi hoàn cảnh: Lúc giàu thịnh, lúc gian truân, lúc chờ thời, cả lúc phải bỏ nhà, bỏ nước mà lưu lạc quê người, ăn nhờ ở đậu...Sáu mươi bốn quẻ là sáu mươi bốn thời, và ba trăm tám mươi bốn hào là ba trăm tám mươi bốn hoàn cảnh.”
Kinh Dịch cho ta bài học về tự cường bất tức, kiên nhẫn, luôn lo việc tu thân, luyện tài đức, mỗi ngày tiến một chút để gặp thời thì giúp nước, không bao giờ từ bỏ trách nhiệm, không cầu danh lợi.
Biết được qui luật xoay vần là có dương thì có âm, có thịnh thì có suy, việc đời thành rồi bại, bại rồi thành, không bao giờ hết, lúc chấm dứt lại là lúc bắt đầu..., nhưng người quân tử không bao giờ chán nản, thấy việc phải thì cứ theo đạo trung chính mà làm, đồng thời không bao giờ nguôi lòng lạc quan.
Đáng nể nhất là cách ứng xử của người quân tử trong thế đấu sức đấu trí giữa quân tử với tiểu nhân, mà thực chất là cuộc chiến giữa cái thiện với cái ác, hai mặt trái ngược luôn cùng song hành trong xã hội loài người.
Nguyễn Hiến Lê phân tích: Dịch không ghét tiểu nhân, vì có tiểu nhân mới có quân tử, có âm mới có dương, có thiện thì có ác, cuộc chiến với ác, với tiểu nhân không bao giờ chấm dứt. Người quân tử bình thời cần khoan dung với tiểu nhân, nhưng khi tiểu nhân mạnh, đắc thời thì phải biết cách ứng phó một cách thận trọng: Lúc đầu tình thế chưa khó khăn thì hành động, khi đã nguy rồi thì nên chờ thời mà vãn giữ đức trung chính; tới lúc tiểu nhân bắt đầu suy thì đoàn kết lại mà tấn công.
Kể cả khi đã thắng, người quân tử cũng chớ có chủ quan, ngủ yên trên chiến thắng. Bởi thế mà 64 quẻ kết thúc ở quẻ Vị Tế (chưa qua), là biểu thị rõ ý “vật bất khả cùng”, sự hoàn mĩ, thành công chỉ là tương đối, còn sự khiếm khuyết, chưa thành lại luôn cùng tồn tại với chúng.
Ai có dịp đọc cuốn “Chu Dịch – dịch chú” sẽ thấy nghệ thuật sống của người quân tử được phân tích hết sức kĩ lưỡng trong 64 lời Tổng luận của các tác giả, nằm phía dưới phần dịch mỗi quẻ trong cả 64 quẻ. Mỗi phần Tổng luận của mỗi quẻ đều chứa đựng một khía cạnh triết lí, một lời khuyên răn ứng với ý nghĩa của từng quẻ hết sức thấm thía, nằm trong triết lí ứng nhân xử thế của người quân tử của cả tổng thể 64 quẻ - 64 cảnh huống triết lí khác nhau.
4. Bát quái và Khoa học hiện đại
Ngoài ra, trong Bát quái còn tiềm ẩn manh nha một số vấn đề của toán học hiện đại như phép nhị phân và phép tương đối.
Trong số mọi phương pháp ghi bằng con số mà nhân loại sử dụng, phép nhị phân là một phép thấp nhất. Phép này sử dụng hai kí hiệu 1 và 0, dùng 1 và 0 để biểu thị tất cả các số tự nhiên. Do kí hiệu đơn giản, nên phần lớn các máy tính điện tử đều dùng hệ thống các con số của phép nhị phân để tiện cho việc tính toán. Phép nhị phân là phát minh của nhà toán học Đức Leibniz (1646-1716). Song tin nổi không, ông có được phát minh này là nhờ có sự gợi ý từ Bát quái. Ông từng viết thư cho vua Khang Hi nhà Thanh, Trung Quốc, cho rằng sự sắp xếp 64 quẻ chính là cách viết 64 con số theo phép nhị phân. Theo “Trung Quốc số học sử giản biên” của Lí Địch, Leibniz đánh giá rất cao về Bát quái. Ông nói: “Dịch đồ là vật kỉ niệm cổ xưa nhất còn được lưu truyền trong khoa học về vũ trụ”.
Thậm chí có những người còn cho rằng, học thuyết Bát quái mang những đặc tính chủ yếu của máy tính hiện đại. Từ công năng tính toán của Dịch số, công năng logic của Dịch lí, cho đến công năng tàng trữ lưu giữu của Dịch tượng đều có những điểm tương tự như công năng của máy tính.
Một vài học giả còn cho rằng Bát quái có sự ngẫu hợp với Thuyết tương đối. Thuyết tương đối do nhà vật lí học Đức Anhxtanh đề xuất, nó là lí thuyết về mối quan hệ giữa sự vận động của vật chất với thời gian và không gian. Một nhân sĩ người Vô Tích là Tiết Học Tiềm đã liên hệ Bát quái với Thuyết tương đối để nghiên cứu trong cuốn “Dịch với sóng vật chất lượng tử” của mình, ông đã phát hiện được những vấn đề chưa ai tìm thấy. Sau đó, ông lại cho ra mắt cuốn “Bàn về khoa học Kinh Dịch - siêu thuyết tương đối” với các tiêu đề: “Cơ học thống kê trong Hà đồ”, “Ma trận Dịch sắp xếp theo mặt cầu”, “Phương trình điện tử ma trận Dịch, “Ma trận Dịch gợi tới các phương trình vectơ”, “Chữ vạn là cốt lõi của ma trận Dịch”, “Đường cong Thái cực gợi tới các hạt điện tích âm dương và hạt trung hòa”... Ông đã nhào luyện Dịch quẻ với ngành khoa học mũi nhọn vào làm một. Thật tiếc, bởi rất ít người vừa am tường về Dịch học lại vừa am hiểu về khoa học tự nhiên, nên không mấy ai hiểu nổi những sách này.
Thẩm Nghi Giáp là một vị Hoa kiều sống ở hải ngoại từ lâu đã biên soạn cuốn “Chu Dịch-khoa học vô huyền”. Khi còn ít tuổi, ông chẳng thích thú gì Kinh Dịch, vì cho đó là chuyện tầm phào. Sau Đại chiến thế giới II, cả thế giới nổi lên phong trào nghiên cứu kinh Dịch, ông cũng thử đi vào lĩnh vực này rồi thấy tín phục vô cùng trước sự huyền diệu của nó. Ông đã đánh giá Kinh Dịch cao hết mức: “Toán học trong Kinh Dịch là đỉnh cao nhất về toán học đại số, ngay đến toán học hiện đại cũng không thể so sánh nổi. Điều không thể tưởng tượng được là từ một khóa đề đơn nhất, để tính được các hào chẵn, lẻ, âm, mà có đến hàng trăm định luật, chu kì luật, bao gồm các phép thập phân, nhị phân, sắp xếp tổ hợp cực đại, cực tiểu, xác suất... Có thể nói, Kinh Dịch là tập đại thành của toán học con số, được hình thành từ 3000 năm trước đây, là sự thể hiện cao nhất của trí tuệ loài người.
Không chỉ các nhà khoa học xã hội nghiên cứu Kinh Dịch, mà cả các nhà khoa học tự nhiên cũng nghiên cứu Kinh Dịch; không chỉ các học giả Trung Quốc nghiên cứu Kinh Dịch, mà cả học giả nhiều nước cũng nghiên cứu Kinh Dịch. Nhà triết học, nhà toán học Leibniz (1646-1716) của Đức đã phát hiện thấy 64 quẻ được cấu thành từ 2 phù hiệu hào âm, hào dương đã sử dụng hệ nhị phân trong toán học. Trong hệ nhị phân, chỉ có hai phù hiệu 0 (hào âm) và 1 (hào dương), dùng 2 phù hiệu này có thể viết ra được tất cả các số. Thiết kế phần mềm máy tính hiện nay là sử dụng hệ nhị phân. Khởi đầu từ nhà toán học Đức M. Schönberger, rất nhiều học giả đều đang nghiên cứu mối quan hệ đối ứng giữa mã di truyền sinh học với 64 quẻ, thậm chí còn cho là “Thái cực là ngọn hải đăng của khoa học”, “giữa sự biến đổi theo chu kì của các nguyên tố hóa học với sự sắp xếp 8 quẻ (Bát quái) cổ đại tồn tại tính qui luật chung. Vì thế, có thể ứng dụng nguyên lí của Bát quái để tìm hiểu bí mật của nguyên tử”. Còn có các nhà khoa học nghiên cứu cả lí thuyết hỗn loạn, cấu trúc tiêu tán trong Kinh Dịch, vận dụng lí luận Kinh Dịch để nghiên cứu sự cấu thành các hành tinh. Nghe nói cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cũng rất coi trọng Kinh Dịch, cho rằng trong đó có ẩn chứa tư duy chiến lược hạt nhân, ...
5. Về nguồn gốc Kinh Dịch
Bấy nay, người Việt Nam cứ hay nói người Trung Quốc luôn bảo Kinh Dịch là của họ, đã có hơn mấy ngàn đầu sách luôn luôn khẳng định điều này khiến nó đã thành một sự thật hiển nhiên khó ai cãi lại được. Những người theo quan điểm cho Kinh Dịch là của Việt Nam đã ra sức tìm các chứng cứ để cho thấy nguồn gốc của Kinh Dịch không thể tìm thấy ở Trung Hoa, mà Việt Nam mới chính là nơi khai sinh Kinh Dịch.
Thế nhưng trong một bài viết mới đây, chính các học giả Trung Quốc hiện giờ cũng chưa dám khẳng định Kinh Dịch là của đất nước họ.
“Rút cục Bát quái là do ai sáng tạo? Khi còn chưa tìm ra được lời giải đáp tốt hơn, thì vẫn đành phải dựa theo lời trong sách xưa mà qui công về cho họ Phục Hi theo truyền thuyết thôi”.
Mà về Phục Hi thì: “Trước hết họ cho Phục Hi nhìn những hình đồ trên con long mã vẽ nên bát quái. Đây là chuyện hoang đường chỉ hợp với những người mê tín, ưa sự huyền hoặc, thế mà cũng được vô số người tin như thật. Nhưng Phục Hi dù là nhân vật huyền thoại vẫn không phải là thủy tổ chính thống của người Hoa Hạ. Phục Hi là tổ của một tộc trong đại chủng Bách Việt phía Nam Trung Quốc, người Hoa mượn làm tổ của mình. Tư Mã Thiên không đồng ý nên đặt Hoàng Đế ở đầu Sử kí. Vậy nếu Phục Hi có làm ra Bát quái cũng không thể nói là của Trung nguyên. Thừa nhận Phục Hi chế ra Kinh Dịch là người Hoa đã nhận Kinh Dịch là của dân Bách Việt, vậy sao cứ nói mãi Kinh Dịch của Trung Hoa và gọi đó là niềm tin chính thống.
Như vậy, đối với vấn nạn nguồn gốc Kinh Dịch, các học giả Trung Quốc đành chịu “bó tay” không truy vấn được”.
Vậy thì người Việt Nam hà cớ gì cứ đi theo họ để xác nhận một điều họ đã phủ nhận, cứ trân trọng mãi cái họ đã ném đi”.
Thêm một phát hiện quí nữa đáng để tham khảo: Các tài liệu tìm hiểu nguồn gốc Bát quái của Trung Quốc nói rằng “Bát quái mới đầu hẳn được bắt nguồn từ Việt ngữ”, là từ dùng để chỉ một thái độ sống rạch ròi đâu ra đấy, gặp việc gì cũng bói quẻ, cho nên Bát quái có tên gọi đầy đủ trong Việt ngữ là “chư sự Bát quái”. Việt ngữ còn được gọi là tiếng Quảng Đông. Theo nghiên cứu của Trung Quốc, “” và “” thời cổ là thông giả tự, có nghĩa là những chữ có thể thay thế cho nhau, chỉ vùng Bách Việt Hoa Nam. Từ thời cận cổ Minh, Thanh đến nay, hàm nghĩa của hai chữ mới đầu có chút khác biệt, “” được dùng nhiều trong vùng Ngô ngữ Chiết Giang, “” được dùng nhiều trong vùng Lưỡng Quảng Lĩnh Nam, suốt một thời kì dài được gọi chung cho cả vùng Lĩnh Nam. Trong lịch sử, Lưỡng Quảng có tên gọi khác là Lưỡng Việt, Quảng Đông là Việt Đông, Quảng Tây là Việt Tây. Mãi đến thời kì Dân Quốc, “” mới dần thu hẹp nghĩa và được dùng làm tên gọi tắt của tỉnh Quảng Đông. Vì thế, trong các thời kì lịch sử khác nhau, “” được phân thành nghĩa rộng (chỉ Lĩnh Nam) và nghĩa hẹp (chỉ chỉ tỉnh Quảng Đông). Phạm vi Việt Đông và Việt Tây trong các thời kì lịch sử khác nhau dĩ nhiên cũng không giống nhau. Niên đại khởi nguồn và phát triển thành thục của Việt ngữ còn vượt xa cái thời phân chia Lưỡng Việt (Lưỡng Quảng). Cho nên, xét về bình diện văn hóa lịch sử, Việt ngữ thực sự chính là tiếng Lĩnh Nam (ngôn ngữ vùng Lĩnh Nam) theo nghĩa rộng, chứ không phải chỉ chỉ riêng tiếng Quảng Đông. Chỉ vì tiếng Anh dịch Việt ngữ thành Cantonese mà đâm ra người ta thường gọi là tiếng Quảng Đông.
Cũng theo nghiên cứu của Trung Quốc, Lĩnh Nam theo nghĩa rộng chỉ vùng nằm ở phía nam Ngũ Lĩnh, nam Trung Quốc, và vùng Bắc Việt Nam, tương đương với Quảng Đông, Quảng Tây và toàn bộ Hải Nam, cùng một phần khu vực thuộc các tỉnh Hồ Nam và Giang Tây..., cùng vùng nằm về phía bắc Đồng bằng Sông Hồng Việt Nam. Còn theo nghĩa hẹp là chỉ chỉ mỗi vùng phần phía nam núi Ngũ Lĩnh ở Nam Trung Quốc, do từ sau đời Tống mới bắt đầu chia thành Quảng Nam Đông Lộ và Quảng Nam Tây lộ, nên Việt Nam mới tách ra, kể từ đó không còn bao gồm vùng Miền Bắc Việt Nam nữa.Thiển nghĩ, mặc dù còn phải đợi kiểm chứng thêm, đây sẽ là manh mối hết sức quí giá cho chúng ta trong bước đường đi tìm nguồn gốc của bộ Kinh Dịch.
Hà Nội 10.2013
Nguồn
·         Tác giả: Nguyễn Trung Thuần
·         Bài đã đăng trong Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 02.2014.
Chú thích
1. 朱子怎样读《周易》(Chu Tử đọc “Chu Dịch” như thế nào); http://blog.sina.com.cn/s/blog_4a0b2c1d010005i7.html).
2. Tên Kinh Dịch xuất hiện ở các tác phẩm sau: “Hán Việt từ điển”, Đào Duy Anh, năm 1932(?), mục Dịch kinh Kinh Dịch, là bộ sách triết học lối cổ của Trung Quốc = Chu DịchKinh dịch (chú giải, 1953), Ngô Tất Tố; Kinh Dịch, đạo của người quân tử, Nguyễn Hiến Lê, năm 1990); “Chu Dịch”, Sào Nam Phan Bội Châu, cuối những năm 30)
3. Các tên gọi Kinh Dịch, Chu Dịch trong bài này đều cùng chỉ sách Kinh Dịch. “神秘 的八卦” (“Bát quái thần bí”)Vương Ngọc Đức, Thiệu Vĩ Quân, Tằng Lũy Quang, Nhà xuất bản nhân dân Quảng Tây, 2.1990).
4. Theo “神秘 的八卦” (“Bát quái thần bí”). sđd.
5. “Kinh Dịch – Đạo của người quân tử”, Nguyễn Hiến Lê, Nhà xuất bản Văn học, 2007.
6. “Chu Dịch – dịch chú”, Tác giả: Hoàng Thọ Kì, Trương Thiện Văn, Người dịch: Nguyễn Trung Thuần, Vương Mộng Bưu, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1999.7. Theo “神秘 的八卦” (“Bát quái thần bí”). sđd.
8. “Thế giới những điều chưa biết - Bí ẩn về lịch sử, khảo cổ”, Tác giả: Chu Trọng Ngọc, Dịch giả: Nguyễn Trung Thuần, Nhà xuất bản Phụ nữ, 4.2011.

9. “Chuyện nguồn gốc Kinh Dịch, phải chăng đây là sáng tạo của người Việt?”, Nguyễn Thiếu Dũng, Tạp chí Xưa & Nay, Số 332 tháng 5/2009)

MKRdezign

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google-plus#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget