trung tâm nghiên cứu ứng dụng kinh dịch phong thủy việt

Latest Post
“Buông bỏ” là một loại trí tuệ biết buông bỏ mới có được hạnh phúc! “Nhẫn nhường” không phải hèn yếu mà là khí chất của người quân tử 10 đặc điểm tính cách của người Việt Nam 13 đặc điểm chứng tỏ bạn đã tu từ kiếp trước nên nhất định có phúc báo 18 bí quyết để có được vận mệnh tốt 64 Quẻ Dịch 7 kiểu người sẽ nhận được phúc báo và gặp nhiều quý nhân 8 quẻ cung Càn 8 quẻ cung Cấn 8 quẻ cung Chấn 8 quẻ cung Đoài 8 quẻ cung Khảm 8 quẻ cung Khôn 8 quẻ cung Ly 8 quẻ cung Tốn 9 điều dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma An lục thân cho 64 quẻ dịch Bài học thành công Bàn tay Ánh sáng: Chương 1 Trải nghiệm chữa trị Bàn tay ánh sáng: Chương 10A Chẩn đoán luân xa hay chẩn đoán trung tâm năng lượng Bàn tay ánh sáng: Chương 10B Bàn tay ánh sáng: Chương 11 Quan sát hào quang trong các buổi chữa bệnh Bàn tay ánh sáng: Chương 12 Tắc nghẽn năng lượng và các hệ thống phòng vệ trong hào quang Bàn tay ánh sáng: Chương 13 Hào quang và mô hình luân xa của các cấu trúc đặc tính chủ yếu Bàn tay ánh sáng: Chương 14 Nguyên nhân bệnh tật Bàn tay ánh sáng: Chương 15 Từ tắc nghẽn đến bệnh tật Bàn tay ánh sáng: Chương 16 Quá trình chữa trị một quan điểm tổng quát Bàn tay ánh sáng: Chương 17 Trực tiếp đáo đạt thông tin Bàn tay ánh sáng: Chương 18 Thấu thị Bàn tay ánh sáng: Chương 19 Thính giác cao cấp và việc liên lạc với các thầy dạy tâm linh Bàn tay Ánh sáng: Chương 2 Cách sử dụng cuốn sách Bàn tay ánh sáng: Chương 20 Ẩn dụ của Heyoan về thực tại Bàn tay ánh sáng: Chương 22 Chữa trị tổng phổ Bàn tay ánh sáng: Chương 23 Chữa trị bằng màu sắc và âm thanh Bàn tay ánh sáng: Chương 24 Chữa trị các chấn thương xuyên thời gian Bàn tay ánh sáng: Chương 25 Tự chữa trị và thầy chữa tâm linh Bàn tay ánh sáng: Chương 26 Sức khỏe thách thức để trở thành chính mình Bàn tay ánh sáng: Chương 27 Sự phát triển của thầy chữa Bàn tay Ánh sáng: Chương 3 Ghi ghép về rèn luyện và phát triển việc hướng dẫn Bàn tay ánh sáng: Chương 4 So sánh cách nhìn bản thân và thực tại của chúng ta với các quan điểm khoa học phương Tây Bàn tay ánh sáng: Chương 5 Lịch sử nghiên cứu khoa học về trường năng lượng con người Bàn tay ánh sáng: Chương 6 Trường năng lượng vũ trụ Bàn tay ánh sáng: Chương 7A Trường năng lượng con người hay hào quang con người Bàn tay ánh sáng: Chương 7B Bàn tay ánh sáng: Chương 7C Bàn tay ánh sáng: Chương 9 Chức năng tâm lý của bảy luân xa chính Bàn tay Ánh sáng: Lời giới thiệu Bàn tay Ánh sáng: Phần II Hào quang con người Bàn tay ánh sáng: Phần III Chương 8 Các động lực tâm lý và trường năng lượng của con người Bàn tay ánh sáng: Phần V Chương 21 Chữa trị tâm linh Bí quyết thiết thực để cải biến vận mệnh các sao ăn nhậu Cách ái tình và các sao tình dục Cách bệnh tật và những sao ốm đau Cách đa ngôn và các sao ăn nói Cách đàn bà đa phu (nhiều chồng) trong tử vi Cách đàn ông sợ vợ trong tử vi Cách đi tu trong lá số tử vi Cách gian phi trong tử vi Cách giàu và những sao hữu sản Cách hay ăn hay nhậu Cách hiếm muộn trong khoa tử vi Cách hùng biện và các sao về ăn nói Cách khoa bảng và các sao học vấn Cách Làm Quan và những sao Qúy Cách nghèo và những sao nghèo Cách nghề nghiệp và những sao bá nghệ Chọn hướng xuất hành chọn ngày khai trương trong năm Đinh Dậu (2017) Chuyển hóa sân giận thành yêu thương Có nên phó mặc cho số phận Con lừa ngốc ngếch đến chết vẫn không hiểu nguyên do Con người về cơ bản là khác nhau Cô chấp và khổ đau Cuốn sách đoán mệnh cổ nhất của Trung Quốc Đạo đức nghề nghiệp của người làm thầy Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây Đạo Phật và 7 sự hiểu lầm phổ biến vô cùng nguy hiểm Đạo sĩ tu luyện 300 năm trong núi sâu vén mở bí mật về công năng đặc dị Đặc Tính Cửu Tinh Trong Huyền Không Phi Tinh Điển tích về Mai hoa dịch số Đôi điều về bát tự - Hà Lạc Đông Tây giao thoa Giới thiệu về Osho và các tác phẩm của Osho Học cách tu cái miệng Kim cang thừa một đời người một câu chú Kim Cương Thừa Kinh dịch - dự đoán quan vận Kinh dịch - dự đoán tài vận Làm theo phương pháp này của Warren Buffett dù việc có nhiều đến mấy bạn cũng hoàn thành dễ dàng Lịch sử khoa tứ trụ Lý giải mới về nguyên nhân khác biệt văn hóa Đông Tây Lý thuyết dụng thần tứ trụ - Chìa khóa để cải vận Mẫu văn khấn năm Bính Thân (2016) Miệng luôn tạo khẩu nghiệp phúc báo sớm muộn cũng chạy mất Một số bài học thú vị Một số câu chuyện ứng nghiệm Hà Lạc dự báo Một số lời dạy của Đức Đạt lai Lạt mavề Phật giáo Kim cương thừa Năng lực cải vận của số điện thoại ngày khai trương năm Bính Thân (2016) Ngẫu nhiên và tất nhiên Người lương thiện không tranh không cãi người tranh cãi không phải người lương thiện Những vị trí không nên động thổ trong năm 2016 Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Báo trước Hai bà và một sư Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương I Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương II Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương III Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương IV Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương IX Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương V Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương VI Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương VII Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương VIII Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương X Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương XI Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương XII Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương XIII Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương XIV Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương XV Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương XVI Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Chương XVII Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Lời bạt: Nắm lấy nghịch lí Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình Mục lục Phật gia giảng ‘cần buông bỏ’ nhưng rốt cuộc là buông bỏ điều gì? Phong thủy: Chuyện người xưa chọn đất làm nhà Phong thủy: Nguyên tắc hóa giải ngũ hoàng sát Quy luật tính phương vị hỷ thần Sức hấp dẫn của kinh dịch tài thần và hạc thần Tất cả chúng ta đều phải “trở về nhà” Thần số học - khoa học về dự đoán Tính danh học Tính nguyên vận để xem thịnh suy của gia trạch Tổng quan về ứng dụng thuật phong thủy trong quy hoạch xây dựng và kiến trúc Trạch cát hay thuật chọn ngày tốt Tri thức là sức mạnh Triết lý sâu sắc của luận sư Ấn Độ Con người luôn ở trong vòng luẩn quẩn vì 8 mối quan tâm này Vài Bí Quyết Tử Vi Ít Người Biết - Tiến Sĩ Đằng Sơn Vài nét về kinh dịch Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam Vận mệnh con người có thay đổi được không Vì sao những người yêu nhau hãy nên trân trọng nhau Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Ất Mão Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Bính Thìn Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Canh Thân Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Đinh Tị Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Giáp Dần Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Kỷ Hợi Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Kỷ Mùi Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Mậu Ngọ Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Mậu Tuất Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Nhâm Tuất Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Quý Hợi Xem tuổi vợ cho nam sinh năm Tân Dậu Ý nghĩa phong thủy và tác dụng của đá Ruby Y phục xứng kỳ đức

THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DỰ ĐOÁN
Có người cho rằng "thiên cơ bất khả lậu", hay "người ta có số mệnh què quặt như thế là tại nghiệp báo, nay họ phải trả cái quả do ác nghiệp họ đã gieo trong tiền kiếp, chúng ta đừng dây vào, nếu không phải è cổ ra gánh lấy cái nghiệp ấy cho người ta".... Tôi đã từng nghe ở Chợ lớn có một thanh niên rất giỏi về điạ lý, coi nhà cửa,..., anh ta ít khi nói, có trả tiền cũng không nói; anh chỉ nói khi cảm thấy có cái nợ gì đó với gia chủ, cần phải cảnh báo gia chủ để trả món nợ tinh thần đó, nhưng anh ta cũng không nói ngay, mà phải uống rượu say vào rồi mới nói, vì quỉ thần không bắt tội thằng say dại miệng!
Có người cho là việc dự đoán để giúp người hướng đến cái tốt, tránh xa cái xấu là việc làm công đức rất lớn. Ở đời ai cũng có lúc khó khăn trắc trở, nên cần đến dự đoán. Không nên có thái độ bênh phái này, đả kích phái kia, cũng không nên phân biệt phái này cao thượng, phái kia thấp hèn. Nghiên cứu dịch lý ứng dụng (dự đoán) phải gắn chặt với sự đào sâu về dịch lý; và ngược lại, người làm dịch lý mà không hiểu biết về dự đoán thì cũng chỉ là người lý thuyết suông (10 voi không được chén nước xáo !), vì đừng quên là Kinh Dịch ban đầu chỉ là sách bói.
Ngoài ra, một người thành đạt trong dự đoán, không những phải có tấm lòng chân tình với người khác mà bản thân còn phải tích cực tu dưỡng tốt. Thông thường họ đều có mệnh cục đặc biệt, như có sao thương quan, sao hoa cái, và tính cách thanh cao.
Trong dự đoán, ta sẽ gặp đủ các loại người, các dạng việc. Người dự đoán đầu tiên phải tự ổn định, giữ cho tính cách và tình cảm bình tĩnh, đối xử chính xác với mọi người và mọi sự việc. Không nói ba hoa trước mặt mọi người; không vì quyền lợi riêng mà quên mất nguyên tắc trung thực; cũng không chê bai người khác, cho mình là người là người giỏi nhất ("mèo khen mèo dài đuôi" là tự mãn, mà đã tự mãn thì không thể tiến bộ được nữa).
Tránh làm tiền bất chính trên lưng khách hàng, như khuếch đại những tai hoạ, hù doạ người ta, bắt người ta phải ra tiền nhiều để cúng sao, giải hạn v..v...Nên nhớ là tinh thần thanh sạch, thì dự đoán mới tinh nhạy, còn nếu bị mờ ám vì tiền bạc thì trước sau gì cũng bị thui chột dần.
CÁCH DIỄN ĐẠT CỦA NGƯỜI DỰ ĐOÁN
Về ngôn ngữ và cách diễn đạt thì vừa phải thành thực, vừa phải căn cứ vào từng người, từng trường hợp mà nói cho thích hợp.
Trong dự đoán, ta thường gặp những trường hợp sau đây :
-        Những bậc bố mẹ đến xin đoán khi con họ gặp vận xấu. Người dự đoán vừa phải nói rõ kết quả cụ thể, vừa phải tìm lời lẽ thích hợp sao cho họ tiếp thu được lời nói của mình mà không bị sốc. Có người không chịu đựng nổi sự dự đoán bất ngờ mà ngất ngay tại chỗ, như thế đưa đến tác hại càng lớn hơn. Nên chuẩn bị tâm lý và chỗ lùi cho người đến đoán; diễn đạt một cách uyển chuyển, êm dịu. Ví dụ: nói với người nhà em bé nào đó đang bị lừa, bi trói hay bị đánh là: cháu vẫn bình thường, chỉ có điều tạm thời chưa thể về với gia đình được, có hy vọng trước tháng, ngày nào đó cháu sẽ trở về, nếu quá thời gian đó thì đừng tìm nữa; hay cháu lần này không bị nạn, thì ở nhà cũng khó mà yên ổn..v...v. Tóm lại, căn cứ thông tin hiện ra trong dự đoán mà có cách nói sao cho xác đáng, thích hợp, vừa rõ vừa dễ tiếp thu.
-        Nếu cả hai vợ chồng đều đến xin đoán thì nên dự đoán riêng cho từng người, vì có những vấn đề riêng tư của từng người mà dù vợ hay chồng họ cũng không nên biết đến, nếu không sẽ đưa đến những mâu thuẫn bất lợi. Có những cặp vợ chồng khi đến xin đoán đã biết rõ họ sẽ ly hôn, hoặc sự khắc của một bên nào đó lớn hơn bên kia, họ chỉ muốn biết (hay để tự an ủi ?) là quyết định của họ không sai với mệnh, thì dù qua dự đoán ta cũng thấy thế, ta cũng chỉ nên nói riêng và khuyên họ nên xử lý mâu thuẫn một cách êm đẹp, ổn thoả.
-        Đối với người muốn làm giàu bằng đồng tiền không chính đáng thì không thể giúp. Vì giúp họ cũng đồng thời là làm hại người khác. Hơn nữa họ có dành được đồng tiền bất chính thì cũng không thể giữ nổi mà còn chuốc lấy tai hoạ, ví dụ loại người đánh bạc là không được giúp đỡ. Vừa phải nói cho họ biết mình không giúp được, vừa phải khuyên ngăn họ, khuyên họ đầu tư tiền vào chỗ chính đáng.
-        Đối với người lai lịch không quen biết, nếu việc muốn đoán là có ý đồ không tốt hoặc không thể nói cho ai biết, thì kiên quyết từ chối để khỏi trở thành kẻ “nối giáo cho giặc”.
Tóm lại là vừa phải khách quan đối với thông tin, vừa phải cẩn trọng lường trước hậu quả của sự việc. Đối với con cái phải khuyên hiếu đễ với cha mẹ, với cấp dưới phải khuyên trung thành với cấp trên, với chủ, đó là nghĩa vụ và bổn phận người dự đoán.
LUÔN LUÔN TRAU DỒI KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG
Dự đoán học là môn học để dự đoán tương lai, tính toán, đoán định về xu thế phát triển hoặc kết cục trong tương lai đối với sự vật, sự việc. Có dự đoán ngắn hạn và trung, dài hạn.
Bể học mênh mông, không bao giờ bạn nên tự mãn. Kẻ nào tự mãn thì không tiến bộ được nữa. Phải luôn luôn học hỏi, qua sách vở và qua trao đổi với những người đã có nghiên cứu, thực hành những phương pháp mình đã dùng, qua sự ghi chú những điều đã dự đoán trước đây cho người này, việc nọ; Có khi bạn đã dự đoán sai, vì bản lãnh hồi đó còn non kém, hay vì đã nhắm sai mục tiêu, ví dụ trong phương pháp bói 6 hào bát quái mà bạn đã chọn sai dụng thần; hoặc trong khoa Tử Bình bạn đã sai lầm trong khi xác định Thân vượng hay Thân nhược, vì thế định dụng thần sai, nên kết luận các vận trình xấu thành tốt, hay ngược lại ..., hoặc bạn cho một kết luận chưa tổng hợp được hết những ngoại lệ.... Có sao đâu, biết được cái sai của mình là đã tiến bộ rồi .
Ngoài những khoa mình chuyên môn, cũng nên tham khảo các khoa khác .
Khi dự đoán theo Tứ trụ (hay bất cứ khoa nào khác), nếu biết kết hợp thêm những phương pháp khác, hay cả biết xem chỉ tay, tướng mặt, tướng xương ... thì kết quả sẽ chính xác gấp bội.
Nên nhớ rằng, ngoài bầu trời này còn có bầu trời khác, ngoài người giỏi này còn có người khác giỏi hơn. Một người không thể nắm bắt hết, tính hết được mọi việc trên đời, vì vậy nên khiêm tốn nhưng tự tin, và biết vận dụng điểm mạnh sở trường của mình, khắc phục nhược điểm, không ngừng học tập để luôn luôn tiến bộ.

Theo Trúc Lâm Tử

“Tính tâm linh, đối với tôi, đơn giản chỉ có nghĩa là phát hiện chính mình”
..Nếu bạn không nhìn tôi với sự trống rỗng trong bạn thì câu trả lời của tôi cho bạn là vô ích. Nó sẽ chỉ là sự phản ánh chính bạn thôi. Bạn soi tôi để thấy chính bạn thôi, chứ không thấy tôi. Nếu tôi trống rỗng, bạn trống rỗng thì đó sẽ là hai tấm gương soi vào nhau và chúng ta sẽ thấy nhau...


Khoảng những năm 1995 -1998, những người quan tâm và tìm kiếm về tâm linh bắt đầu đưa cho nhau đọc những bản copy không rõ ai dịch, không rõ từ đâu, nhưng những lời lẽ trong cuốn sách đầy mê lực và có sức thức tỉnh lòng người vô cùng mạnh mẽ. Cái tên Osho được biết đến có lẽ từ đó, hay từ trước đó một chút nữa ở Việt Nam. Rất ít người khi đó biết được rằng con người vĩ đại và đầy phi thường chỉ mới qua đời năm 1990. Ông gần như sống cùng thời đại với chúng ta, tiếc rằng, chỉ gần đây, khi hàng chục cuốn sách của Osho được dịch và giới thiệu ở Việt Nam thì chúng ta cũng mới biết nhiều đến ông với những tư tưởng vĩ đại và đặc sắc.
Osho tên thật là Rajneesh Chandra, sinh năm 1931 tại một ngôi làng nhỏ ở miền trung Ấn Độ. Ông được coi là một trong những đại diện tư tưởng xuất sắc nhất mọi thời đại. Có những đánh giá nói rằng Đức Phật đã trở lại Trái đất sau 25 thế kỷ qua ông, rằng ông là một kẻ “nổi loạn” và là kẻ “nguy hiểm nhất” chỉ sau Jesus.
Nhân loại vừa yêu ông, vừa sợ ông. Ông giống như ánh hào quang làm hoảng sợ và chói mắt những kẻ nô dịch người khác bằng mọi tư tưởng và luận thuyết cứng nhắc, giáo điều, nhưng bản thân lại đầy ý thức nô lệ. Mục đích của các thông điệp của ông là nhằm đánh thức nhân loại đang trong cơn mê của những sự nhầm lẫn căn bản nhất về ý nghĩa của sự tồn tại của con người. Sự xuất hiện của Osho và tư tưởng của ông giống như một dự báo về một nhân loại mới, về một thời đại mới mà ở đó, tất yếu con người phải “trở về”, phải tìm thấy sự hợp nhất với hiện hữu, với chân lý. Osho dường như đã xuất hiện như một người thầy dẫn đường. 
Osho có nét của một nhà truyền giáo, nhưng bản thân ông không theo một tôn giáo nào. Khi còn nhỏ, 7 năm đầu đời, ông sống với ông bà ngoại và không hề đến một trường lớp nào. Nhưng chính trong một môi trường “vô giáo dục” như thế – điều được ông coi là một phúc lành, một tư tưởng vĩ đại nhất đã chạm đến tâm hồn còn như một trang giấy mới trắng tinh của cậu bé Rajneesh Chandra: “Tôi đảnh lễ dưới chân những ai đã biết chính mình…” qua bà ngoại của cậu, một phụ nữ chân quê, thất học, nhưng đầy sáng suốt. 
Toàn bộ tư tưởng của Osho đều được xoay quanh điều quan trọng nhất này: Biết chính mình. Ông nói: “Tính tâm linh, đối với tôi, đơn giản chỉ có nghĩa là phát hiện chính mình”. 
Osho dành cả đời mình để chỉ làm một việc: Giúp mọi người, và về sau là giúp “những kẻ tìm kiếm” phát hiện chính mình. Đây cũng chính là hạt nhân trong tư tưởng của ông. “Biết chính mình”, hay biết “tôi là ai” là câu hỏi của bản thân mỗi người và họ phải tự đi con đường của mình để trả lời câu hỏi này. Câu hỏi đơn giản, nhưng quan trọng nhất này cũng là câu hỏi khó nhất bởi vì nó chạm tới bản thể. Trả lời câu hỏi này đòi hỏi cả một hành trình dài đằng đẵng, nhiều kiếp, bởi vì đơn giản là qua quá nhiều triệu kiếp, con người đã đi sai đường. Thay vì đi vào trung tâm, nó ngày càng đi ra ngoại vi. Một trong những sai lầm lớn nhất của con người, theo Osho, là nhầm lẫn về thể xác và tâm trí. “Bạn không phải là tâm trí bạn, bạn cũng không phải thân thể bạn”, ông nói. Vì thế, ông hướng dẫn đầu tiên bạn phải học nhận ra cơ thể bạn không phải bạn, rồi sau đó, mới đến tâm trí. Thể xác và tâm trí sẽ mất đi, nhưng bạn thì vĩnh cửu. Vì vậy, cái vĩnh cửu này, hay cái bản thể, hay chân lý phải được tìm ra, hay nói khác đi, "bạn phải trở về nhà”. Một khi trở về, bạn nhận ra mình là một phần của cái toàn thể, bạn là một với hiện hữu, bạn đã tìm thấy Thượng đế. 
Triết học của Osho không phải là để nghiền ngẫm mà để thực hành. Để “trở về”, thiền định là phương tiện chính, là then chốt. Ông nói:” Thiền định không là gì khác ngoài sự rút lui của mọi loại rào chắn – những tư tưởng, cảm xúc, tình cảm – những cái tạo ra bức tường giữa bạn và hiện hữu. Cái khoảnh khắc chúng rơi rụng đi, bạn đột nhiên tìm thấy chính mình hòa điệu với cái toàn bộ. Không chỉ hòa điệu, bạn thực sự là một với cái toàn bộ”. Osho đưa ra 112 phương pháp thiền, trong đó thiền động được coi là một phương pháp hết sức độc đáo. Nguyên lý của thiền động đơn giản là bạn phải tập trung vận động điên cuồng trong một thời gian ngắn để tống hết tất cả những rác rưởi dồn ứ trong bạn, những lo âu, phiền muộn, âm mưu, hằn thù, oán giận, căng thẳng … ra ngoài, rồi sau đó bạn mới có thể tĩnh lặng.
Nơi chứa chấp tất cả những rác rưởi, tạo thành lớp lớp rào cản, như những đám mây dày đặc che kín bầu trời này, chính là tâm trí con người. Ở đây, bạn phải học để nhận ra tâm trí bạn chẳng phải cái gì khác mà chính là cái bản ngã, được làm nên bởi những rác rưởi, dục vọng, ham muốn của con người. Cả những cái gọi là “tri thức”, hãy tự hỏi xem, có cái gì từ bạn mà ra không, hay nó là từ ngoài đi vào? Nếu bạn có tri thức, bạn sẽ chỉ là học giả, nhưng bạn sẽ mãi mãi không là một người thông minh và trí tuệ, bởi vì sự sáng suốt, trí tuệ thật sự là cái đi từ bên trong ra. Chỉ khi nào những đám mây dày đặc của những cái không phải của bạn, không phải là bạn, tan đi thì mặt trời mới hé rạng, giọt nước đã hòa vào đại dương, bạn mới tìm thấy mình; hay chỉ khi bạn từ chối chính bạn, khi bạn biến đi, thì hiện hữu lao về phía bạn, đi vào bạn - theo diễn đạt của Osho.
Khi đám mây tan đi, bạn mới thấy được sự thật. Một ví dụ để hiểu cái nhìn của ông: “Ông là ai?” – câu hỏi của một nhà báo. Trả lời: Nếu bạn không nhìn tôi với sự trống rỗng trong bạn thì câu trả lời của tôi cho bạn là vô ích. Nó sẽ chỉ là sự phản ánh chính bạn thôi. Bạn soi tôi để thấy chính bạn thôi, chứ không thấy tôi. Nếu tôi trống rỗng, bạn trống rỗng thì đó sẽ là hai tấm gương soi vào nhau và chúng ta sẽ thấy nhau.
Từ nguyên lý nhất thể xem con nguời là một phần hợp nhất với hiện hữu, Osho đã xem xét và thuyết giảng về những vấn đề căn bản liên quan tới tâm linh như sự sống, cái chết, sự bất tử, tự do, tình yêu, tình dục… và rất nhiều vấn đề xã hội khác, từ đó ông hướng dẫn các giá trị sống đích thực cho con người. Mặc dù tiếp thu rất nhiều giá trị tư tưởng, văn hóa và tôn giáo Ấn Độ, Osho không theo một tôn giáo nào.
Ông không chia sẻ các quan niệm về sự tồn tại của Thượng đế, hay Đấng sáng tạo. Ông dùng các từ ngữ “Thượng đế”, “tôn giáo”… chỉ để tải các tư tưởng của chính ông. Một trong những điểm ông phê phán mạnh mẽ nhất ở các tôn giáo là con người thường bị xem như kẻ tội lỗi và vì thế phải được dẫn dắt để gột sạch tội lỗi trong kiếp sống này. Ông phê phán gay gắt việc nhiều tôn giáo coi cuộc sống trên trái đất chỉ là nơi chuẩn bị cho một thế giới khác sau cái chết. Tinh thần của Osho hoàn toàn ngược lại.
Ông coi cuộc sống là một trải nghiệm quý giá, một cơ hội, một lễ hội, con người phải hân hoan, vui sống. Khi bạn hết lòng với giây phút hiện tại, quá khứ và tương lai không còn chỗ trong tâm trí bạn. Nó không có khả năng dựng rào cản trong tâm trí bạn nữa. Cuộc sống là ở đây, giây phút này. Những lớp học thiền định của Osho duy nhất là nơi học viên được vui chơi, nhảy múa, ca hát, tràn đầy âm nhạc, vũ điệu, hoan hỉ… trước khi đi vào tĩnh lặng. Tìm ra chính mình, con người cũng sẽ cảm nhận được Thượng đế trong bản thân mình, hay nói theo Osho, đó là tính tôn giáo, tính Thượng đế. Với Osho, không có Thượng đế, chỉ có tính Thượng đế, không có tôn giáo, chỉ có tính tôn giáo.
Một trong những vấn đề căn bản Osho bàn tới – đó là tự do. Tự do trong tư tưởng của ông về cơ bản là tự do thoát khỏi cái “tôi”. Cái “tôi” hay bản ngã chính là cái tạo ra xiềng xích. Một khi thoát khỏi cái “tôi”, con người mới thực sự có tự do, và nhờ đó tràn đầy tình yêu. Nên, xem xét tự do với Osho cũng đồng thời là xem xét tình yêu đích thực là gì. Theo Osho, tình yêu không phải là cái đến ở bên ngoài, không phải là cái ta đòi hỏi được và xin được. Tình yêu là kho báu, là suối nguồn từ bên trong của mỗi con người. Nhưng kho báu này bị che giâú bởi cái “tôi”, bởi bản ngã của con người. 
Khốn thay, chúng ta luôn nghĩ rằng chúng ta biết về tình yêu. Một khi nghĩ rằng mình biết rồi, ta không đi tìm nó nữa. Nên Osho dạy rằng trước tiên phải hiểu là ta chẳng biết gì về tình yêu cả. (Có ai trong chúng ta đủ ý dũng cảm để nói rằng tôi chẳng biết gì về tình yêu?) Chỉ những người đã vượt qua khỏi sự cần thiết phải đòi hỏi tình yêu mới bắt đầu đi trên con đường tình yêu đích thực – con đường cho đi tình yêu. “Tình yêu nghĩa là cho đi, nó không hề biết gì về đòi hỏi”, rằng "Tình yêu mà đòi hỏi thì không phải là tình yêu”, “Tình yêu chỉ tìm đến cánh cửa mà sự thèm muốn đã biến mất”.
Tình yêu là âm nhạc nội tại con người của bạn, là sự nở hoa bên trong. Nhưng, sự nở hoa sẽ không thể diễn ra bởi cái “tôi”. Chừng nào trong mỗi con người còn tràn đầy tiếng ồn của cái “tôi” thì chừng đó tình yêu còn không thể hiển lộ. Ánh sáng và bóng tối không thể tồn tại cùng nhau. Theo cùng cách ấy, tình yêu và bản ngã không thể tồn tại cùng nhau. Vì bên trong ta không có tình yêu nên cái “tôi” vẫn liên tục vang lên. Nên kẻ nào có cái ngã toàn bộ, tình yêu sẽ chết hoàn toàn trong hắn. Bạn cũng có thể nói bản ngã cũng yêu, nhưng tình yêu xuất phát từ bản ngã là tình yêu giả tạo, nó sẽ sớm trở thành xiềng xích – bộ mặt thật của nó. Nó là mưu mẹo về sự sở hữu.
Một lần nữa, Osho nhất quán với tư tưởng hạt nhân của ông về “trở thành chính mình” khi ông tuyên bố: “Chẳng ai có thể tìm kiếm được cái thiêng liêng siêu phàm bởi vì hắn không có khả năng như thế. Nhưng đến khi có người nào đó trở nên sẵn sàng biến mất, đã trở nên sẵn sàng chẳng là gì cả, sẵn sàng biến thành cái không, thế thì cái thiêng liêng, siêu phàm chắc chắn sẽ tìm đến hắn. Chỉ có cái thiêng liêng là có thể tìm kiếm con người, con người không bao giờ có thể tìm kiếm cái thiêng liêng ấy, bởi ngay khi tìm kiếm thì bản ngã đã có mặt…”. Chỉ “Cái ngày mà hắn không tồn tại, ngày đó cánh cửa che dấu tình yêu sẽ mở ra cho hắn”. Vậy thì cái bản ngã, cái “tôi” ấy là cái gì, nó ở đâu, và nó là ai.

Theo Osho, “tên” (như Hùng, Hiền chẳng hạn) và “tôi” – đó chẳng qua là những tiện ích xã hội để phân biệt bạn với người khác, nó chỉ mang chức năng nhãn hiệu, là hai mặt của đồng tiền. Tên để thấy được từ bên ngoài, và "tôi’’ thấy được từ bên trong. Nhưng nhầm lẫn đã dẫn đến ảo tưởng về giá trị của tên và “tôi”. Bao lâu cái ảo tưởng này còn tồn tại thì không gian dành cho tình yêu vẫn không được mở ra. Như vậy, suy cho cùng, tình yêu cũng là một hình thức của ý thức về bản thể, về nhất thể, về bản tính vũ trụ, bản tính Thượng đế của con người. Tình yêu chỉ có toàn bộ khi con người phát hiện ra chính mình.
Một trong những quan niệm đặc sắc của Osho là về tình dục. Đó là lĩnh vực hầu hết mọi tôn giáo, mọi xã hội đều né tránh. Chính sự né tránh này đã dẫn đến sự kìm nén tình dục và đây là nguồn gốc dẫn đến những nhận thức méo mó, sai lệch về nó. Vượt qua những sự méo mó này, Osho đã xem xét vấn đề tình dục một cách toàn diện, sâu sắc và mới mẻ. Theo ông, vì đây là nguồn sinh lực tự nhiên của con người nên nếu bị đè nén, như dòng sông, nó tất sẽ bị lệch dòng. Tình dục là nấc thang thấp nhất của quá trình tìm ra chính mình. Bạn có thể cảm nhận khoảng khắc phi ngã, phi thời gian, khi đạt tới đỉnh điểm của khoái cảm. Nếu bạn ý thức và quan sát được giây phút này, bạn sẽ thoát khỏi tình dục. 
Ba cấp độ của tình dục, theo Osho, là tình dục gắn với thể xác, tình dục gắn với tình yêu và tình dục gắn với thiền. Tình dục gắn với thể xác là khi con người bất hạnh và chạy trốn – nó tìm đến tình dục. Tình dục và tình yêu là mức độ cao hơn của sự hòa hợp hai tâm hồn. Ở đây, ngay cả trong hôn nhân, Osho quan niệm rằng nếu một người sử dụng người kia, ham muốn thân xác mà không có tình yêu thì cũng chẳng khác gì mại dâm. Tình dục ở cấp độ ba là tình dục và thiền – một cánh cửa hé mở, một tia chớp lóe lên khi đột nhiên bản ngã biến mất, thời gian biến mất. Càng thỏa mãn bao nhiêu, con người ở cấp độ này càng sớm rời bỏ tình dục bấy nhiêu để đi đến một nấc thang cao hơn của hành trình tâm linh. 
Theo cách này, Osho dự đoán nhân loại sẽ phát triển đến giai đoạn con người “đủ” tình dục, nó sẽ từ bỏ và sẽ dẫn tới tình trạng độc thân. Nhân loại mới sẽ dần dần không ra đời theo quan hệ tình dục nam nữ nữa, mà theo một cách khác. Osho bị phê phán và chỉ trích dữ dội từ phía các nhà lãnh đạo tôn giáo, chính trị, văn hóa… vì những luận điểm của ông về tình dục, nhưng thế kỷ 21 đang hé lộ rằng những dự đoán của ông đang thành hiện thực. 
Tuy đưa ra rất nhiều thông điệp và lời chỉ dẫn, nhưng Osho thực ra không viết sách. Toàn bộ mấy trăm tác phẩm của ông là tập hợp của hàng nghìn các bài nói chuyện đã nói ở khắp nơi trên thế giới và tại Ấn Độ, trong đó mỗi câu ông nói, mỗi dòng được ghi lại, đều chứa đựng thông tin. Hùng biện, giản dị nhưng đầy cuốn hút và thông tin dày đặc – đó là phong cách Osho. Bạn phải suy nghĩ trên mỗi dòng, mỗi trang khi đọc ông. Lý do không viết gì của Osho là ông không muốn mọi người bám lấy, hay lụy vào những điều ông nói. Ông thuyết giảng, nhưng ông nói ông không có học thuyết nào, triết học nào, tôn giáo nào… Mỗi người là duy nhất và họ phải trải qua hành trình của chính mình. Cũng như Đức Phật, ông chỉ trăng thôi, mọi người phải hướng đến mặt trăng mà quên ngón tay chỉ trăng của ông. 
Con đường truyền thông cho loại “tôn giáo không có tôn giáo” theo cách nói của ông là một con đường gập ghềnh. Ông từng học triết, trở thành giáo sư đại học, rồi trở thành một đạo sư lang thang. Ông đã đi từ chứng ngộ cá nhân đến truyền đạt cho những đám đông hàng chục nghìn người, rồi cuối cùng chỉ dừng lại ở những nhóm nhỏ của những người mà ông nhận ra họ đang thực sự tìm kiếm. Ông phản đối việc thành lập một tổ chức, một tôn giáo sau lưng ông. Ông từng được chào đón, nhưng cũng từng bị xua đuổi ở nhiều quốc gia, kể cả Ấn Độ, vì ông dám đặt những câu hỏi có sức công phá đến tận gốc rễ và lật đổ những tà thuyết có sức sống hàng nghìn năm, những truyền thống văn hóa hủ bại, những sự dối trá, những sự nhầm lẫn ghê gớm của loài người…
Ông thách thức những nền tảng vững bền được bảo vệ bởi các thể chế cùng vô số các nhà tư tưởng và tâm linh qua hàng nghìn năm, và vì thế, nhiều kẻ muốn giết ông như người ta đã từng đóng đinh Jesus, đầu độc Socrate (nhà triết học Hi Lạp cổ đại)… Ngay cả với Đức Phật, ông cũng cương quyết từ chối “phải nằm nghiêng bên phải, tay kê đầu” –thiền trong khi ngủ đêm - và cầm bình bát khất thực. Cả cuộc đời của Osho là một hành trình liên tục thực hành và thay đổi cách làm, xuất phát từ một thời đại thay đổi nhanh chóng và con người đã đạt tới tiện nghi cao về vật chất, khoa học phát triển mạnh mẽ… nhưng nhân loại ngày càng bế tắc hơn trong lĩnh vực tinh thần. 
Osho từ biệt cõi đời nhẹ nhàng, từ chối cấp cứu. Cái chết của ông được cho là do nguyên nhân bị đầu độc bằng thallium, một chất hủy hoại hệ miễn dịch, trong thời gian ông bị bắt vô cớ và bị chuyển qua 6 nhà tù liên tiếp chỉ trong vòng 12 ngày tại Mỹ. 
Điều kỳ diệu là toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp đồ sộ của con người vĩ đại này giúp chúng ta không phải học hỏi về ông, mà là học hỏi về chính mình. 
http://www.tuanvietnam.net/tat-ca-chung-ta-deu-phai-tro-ve-nha-
Nguyễn Điệp Hoa



Thế kỉ 20 đã chứng kiến những tiến bộ vượt bực của khoa học và công nghệ làm nền tảng thúc đẩy sự phát triển mới của nhân loại: toàn thế giới đi vào nền kinh tế thông tin và tri thức, xã hội chuyển biến thành xã hội tri thức. Cả trái đất nay đã trở thành như một cái làng, một việc xảy ra ở bất kì ngõ ngách nào trên thế giới thì lập tức toàn thể thế giới đều được biết tới ngay. Nhưng cũng thế kỉ 20 này còn chứng kiến một phát triển vượt bực nữa của tâm thức con người: việc xuất hiện nhiều bậc thầy tâm linh như Gurdjieff, Nisargadatta, J. Krishnamurti, Osho… với những chỉ dẫn phong phú về sự phát triển của con người mới và nhân loại mới.
Một trong các bậc thầy tâm linh được nhắc tới nhiều nhất và gây ra nhiều tranh luận nhất vào cuối thế kỉ 20 này chính là Osho. Nhưng điều mà Osho đã giảng giải trong suốt ba mươi năm, thực sự cũng chính là những điều mà Phật, Mahavira, Lão Tử, Trang Tử, Jesus,… những bậc chứng ngộ của quá khứ khác đã nói. Con người hiện đại, tuy có tầm mức trí tuệ và suy diễn cao hơn ngày xưa, lại quá bận rộn với những vấn đề cuộc sống nên không còn thời gian đi vào tìm hiểu các kinh sách cổ với lối diễn giải cổ. Osho chính là người đưa tinh hoa của sự phát triển tâm thức trong các tôn giáo cổ trở lại với thực tế sống động đời thường ngày nay cho mọi người.
Về từ nguyên, osho là một từ cổ Nhật Bản, theo nghĩa tiếng Nhật Bản là “Hoà Thượng”, như chúng ta vẫn dùng từ này khi chỉ các nhà sư Phật giáo, mang ngụ ý “Người Hoà hợp với Thượng giới” hay nói cách khác là hoà hợp với toàn thể sự tồn tại. Một nghĩa khác nữa của từ osho này là “tính đại dương” như đã được Willaim James nêu lên. Cái tên Osho đã được bậc thầy tâm linh Bhagwan Shree Raijneesh (1931-1990) người Ấn Độ, chọn làm tên hiệu chính thức cho mình và đã trở thành nổi tiếng trên toàn thế giới.
Tâm linh theo Osho không phải là hệ thống đẳng cấp các lực lượng tinh thần chi phối thế giới vật chất. Trái lại, theo Osho, tâm linh đích thực chính là sự phát triển tâm thức của mỗi người, để sống một cách hoàn toàn tỉnh táo, có ý thức trong mọi suy nghĩ, hành động, tư tưởng, tình cảm của mình. Sự trưởng thành của con người được đánh dấu bằng việc thoát khỏi rất nhiều tầng đồng nhất tâm thức với thân thể mình, với tâm trí mình, với các tục lệ, lề thói xã hội, các ý thức hệ tôn giáo, các mối quan hệ với thế giới xung quanh. Sự phát triển cao nhất của con người, chứng ngộ, không gì khác hơn việc hiểu ra điều đơn giản là không có cái tôi tách biệt để vun vén cho riêng mình, mà chỉ có một cái toàn thể đang vận hành và chúng ta tham gia cùng sự sáng tạo vĩ đại đó để làm cho mọi thứ tốt đẹp nhất có thể được.
Sự phát triển tâm thức hiện đại hoàn toàn không mang nghĩa như việc tu tập của các tu sĩ thời xưa, chỉ quay vào bên trong mình để phát triển nội tâm mà không đóng góp gì về vật chất cho xã hội. Theo Osho, con người mới phải là con người sống trong thế giới này, đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội, nhưng đồng thời vẫn quan sát mọi suy nghĩ và hành động của mình để không bị lệ thuộc cả vào những lực ngầm xui khiến bên trong mình lẫn những lực thúc đẩy mù quáng bên ngoài. Con người mới phải là con người có cách nhìn toàn diện, thấu hiểu qui luật phát triển của sự tồn tại và hành động theo qui luật đó mà không bị chi phối bởi những ham muốn, những thúc giục của thói ích kỉ cá nhân. Con người mới phải là con người đã nhìn rõ chân tướng mọi ham muốn của mình và thoát khỏi sự chi phối của nó, để có thể trở thành cây sáo trúc hổng mà tạo hoá thổi qua những điệu nhạc du dương.
Sự phát triển tâm thức là nhiệm vụ của riêng từng người, không ai có thể làm thay người khác được, nhưng có những hướng dẫn, có những chia sẻ của những người đã đạt tới dành cho những ai đang khao khát đi tìm cách sống, ý nghĩa của cuộc sống. Và những hướng dẫn, chia sẻ đó đã được Osho thuyết giảng trong suốt 30 năm, đều đặn mỗi ngày Osho nói chuyện với các bạn bè và người tìm kiếm trong hai tiềng đồng hồ. Những bài nói đó đã được ghi âm và ghi hình trong quãng 1800 cuộn băng từ, và được dỡ ra, được ghi lại thành sách. Cho tới nay, đã có hơn 600 đầu sách được chuyển lại như vậy từ các thiết bị đa phương tiện. Osho không phải là nhà văn, Osho không viết mà đó toàn là những bài nói, với các đối tượng cụ thể, hoàn cảnh cụ thể và vấn đề cụ thể.
Osho đã nói và bình luận về gần như toàn bộ tất cả các tôn giáo chính trên thế giới. Nhiều kinh sách kinh điển, thường rất khó hiểu với người đọc, lại trở nên cực kì dễ hiểu qua giảng giải của Osho vì Osho đã dùng ngôn ngữ đời thường, kinh nghiệm của cuộc sống hiện đại để minh hoạ cho những vấn đề có tầm sâu lắng nhất. Từng bài nói của Osho đều chứa đựng nhiều tầng tri thức và kiến giải, và tuỳ khả năng và trình độ của người đọc, mỗi lần đọc lại sẽ lại thấy ra những vấn đề mới mà lần đọc trước mình chưa thấy ra. Từng bài nói đều tựa như những cầu vồng trọn vẹn đưa người đọc từ những bước sơ cấp nhất đi lên tột đỉnh chứng ngộ. Và không chỉ giảng giải, Osho còn cung cấp và giới thiệu cho mọi người những phương pháp thực hành ngay lập tức với chính tâm trí và con người mình, để đưa họ từ chỗ họ đang đấy lên tới đỉnh cao nhất. Và phương pháp không có gì khác hơn và quan sát, tỉnh táo và chứng kiến mọi việc xảy ra, cả từ bên trong lẫn bên ngoài.
Osho nhấn mạnh mỗi người phải sống có ý thức và phát triển tâm thức mình qua việc tham gia vào cuộc sống vật chất hàng ngày đang diễn ra. Osho không chủ trương xây dựng tôn giáo có tổ chức mới dựa theo lời giảng của mình. Osho phê phán tất cả các hình thức tổ chức (tôn giáo, xã hội…), khi xem xét chúng trong chiều phát triển của tâm thức con người. Mọi tổ chức đều có những qui định kỉ luật ràng buộc con người, và tổ chức phải là như vậy thì mới trở thành sức mạnh vật chất. Nhưng sự phát triển sáng tạo của tâm thức con người bao giờ cũng vượt qua mọi giới hạn kỉ luật của tổ chức. Trong phát triển tâm thức, tới một trình độ nào đó, người ta phải có đủ dũng cảm để tự mình đi một mình bằng chính hiểu biết của mình, không phải dựa vào bất kì ai khác hay bất kì tổ chức nào.
Những điều Osho đã nói ra là những giúp đỡ vô cùng quí báu cho những người tìm kiếm, cho những người đang trên con đường phát triển tâm linh. Tuy nhiên thực sự đây là những lời giảng cao siêu, rất có ý nghĩa và không phải là tất cả mọi người đều có thể hiểu hay đồng ý với quan điểm của Osho ngay lập tức. Người ta thường hiểu mọi vấn đề qua lăng kính hiểu biết hiện tại của chính mình, vì vậy việc hiểu sai hay ngộ nhận rất thường xảy ra xung quanh những bậc thầy tâm linh. Điều này là tất yếu, và bản thân Osho cũng đã phải chịu rất nhiều chỉ trích, phê phán, thậm chí cấm đoán, trù dập và đầu độc bởi sự đố kị thông thường, bởi việc mọi người vẫn hay coi hiểu biết của mình là duy nhất đúng. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu vẫn có những lời chê bai, công kích Osho theo nhiều góc nhìn khác nhau. Nhưng với thời gian và với sự khao khát tìm kiếm chân lí, người tìm kiếm sẽ tìm thấy những điều đích thực trong lời của Osho.
Nhưng để tìm được những hạt kim cương trong lời của Osho, người đọc cần phải mang một tâm trạng vô tư, không e ngại, không thiên kiến, không vồ vập, không dễ dãi. Có thể đọc như dòng sông chảy từ mạch nguồn trên thượng du, băng qua đồng bằng, rồi đổ oà ra đại dương. Cũng có thể nhảy bổ ngay vào những chủ đề mình thấy quan tâm nhất, rồi sau mới chuyển sang các vấn đề khác, không cần trật tự nào. Hãy đi theo tiếng gọi của niềm yêu thích bên trong mình, hãy để cho nguồn mạch băng chảy, đừng đắp đê, cũng đừng khai thông… Điều cơ bản là khi đọc xong rồi đừng bám vào lời nói, hãy đi sâu vào cái vô lời ẩn giữa các dòng chữ, hãy bắt được cái thần, cái ý được ngụ trong đó. Cái còn đọng lại cho người đọc sau khi đã quên tất cả những cái khác, dù đồng ý hay không, miễn làm vỡ ra được vô minh để chiếu sáng vào đời sống của từng cá nhân, thì dùng nó mà ứng xử với đời mình và đồng loại.
Để làm cho những lời của Osho đi gần hơn nữa với con người hiện đại, một số nhà xuất bản tại Mĩ đã làm công việc biên tập, tuyển chọn trích rút những lời nói của Osho trong rất nhiều bài nói theo từng chủ đề một, cung cấp cho bạn đọc cách nhìn nhận mới theo những vấn đề cụ thể, các chủ đề cụ thể của cuộc sống. Những cuốn sách này đương nhiên không cho độc giả cái nhìn thấu suốt từ sơ cấp tới đỉnh cao nhất như bài nói trọn vẹn của Osho, nhưng nó lại phù hợp với trình độ hiện tại của nhiều người. Các quan niệm về tình yêu, về thiền, về sáng tạo, dũng cảm, trưởng thành, nhận biết, thân thể và tâm trí, theo một góc độ nào đó có thể được xem xét độc lập với các khía cạnh khác và cũng nên được giới thiệu như những bước đi đầu tiên vào việc tìm hiểu chính bản thân chúng ta. Những cuốn sách đó được tập trung lại thành loạt sách “Sự sáng suốt về cách sống mới” như: Trưởng thành – trách nhiệm là chính mình, Tủ thuốc của linh hồn, Sáng tạo: Khơi nguồn sức mạnh bên trong, Dũng cảm: Vui sống hiểm nguy…
Các bạn hãy xem list và link của hơn 80 quyển Sách Osho Việt ngữ dưới đây:


Nguồn: thienosho.com

Giáo huấn của tôi là hướng theo Tình yêu. Tôi có thể vứt bỏ từ Thượng đế rất dễ dàng - chẳng có vấn đề gì nhưng tôi không thể vứt bỏ được từ Tình yêu. Nếu tôi phải chọn giữa từ Tình yêu và Thượng đế, tôi sẽ chọn tình yêu; Tôi sẽ quên tất cả về Thượng đế, bởi vì những người biết tới Tình yêu nhất định biết tới Thượng đế. Nhưng không có điều ngược lại. Những người nghĩ về Thượng đế và triết lí hoá về Thượng đế chẳng bao giờ biết về Tình yêu cả - và sẽ chẳng bao giờ biết về Thượng đế nữa.
Trích “Tình yêu – Tự do – Một mình” - Osho


Osho – Tình yêu – Tự do – Một mình
Lời giới thiệu
"Trong Symposium của Plato, Socrates nói:
Người công phu điều huyền diệu của yêu sẽ trong tiếp xúc không chỉ với cái phản xạ, mà với bản thân chân lí. Để biết ân huệ này của bản tính con người, người ta không thể tìm đâu ra sự giúp đỡ tốt hơn là tình yêu.
Tôi đã từng cả đời bình luận về yêu, theo cả nghìn cách khác nhau, nhưng thông điệp là một. Chỉ một điều nền tảng cần phải được ghi nhớ: Nó không phải là tình yêu mà bạn vẫn nghĩ là tình yêu đâu. Cả Socrates không nói về tình yêu đó mà tôi cũng không nói về nó. Yêu bạn biết không là gì ngoài thôi thúc sinh học; nó phụ thuộc vào hệ thống hoá chất của bạn và hoóc môn của bạn. Nó có thể bị thay đổi rất dễ dàng - một thay đổi nhỏ trong hệ thống hoá chất của bạn và tình yêu mà bạn nghĩ là "chân lí tối thượng" sẽ đơn giản biến mất. Bạn đã gọi thèm khát là "tình yêu." Phân biệt này đáng được ghi nhớ.
Socrates nói, "Người công phu điều huyền diệu của yêu..." Thèm khát chẳng có điều huyền diệu nào. Nó đơn giản là trò chơi sinh học; mọi con vật, mọi con chim, mọi cái cây đều biết về nó. Chắc chắn tình yêu có điều huyền diệu sẽ hoàn toàn khác với tình yêu mà bạn vẫn thường quen thuộc.
Người công phu điều huyền diệu của yêu sẽ trong tiếp xúc không chỉ với phản xạ, mà với bản thân chân lí.
Tình yêu này, cái có thể trở thành tiếp xúc với bản thân chân lí, nảy sinh chỉ từ tâm thức của bạn - không từ thân thể bạn, mà từ bản thể cốt lõi bên trong nhất. Thèm khát nảy sinh từ thân thể bạn, tình yêu nảy sinh từ tâm thức bạn. Nhưng mọi người không biết tâm thức của mình, và hiểu lầm cứ tiếp diễn mãi - thèm khát thân thể của họ được lấy làm tình yêu.
Rất ít người trên thế giới này biết được tới yêu. Đó là những người đã trở nên im lặng thế, an bình thế... và từ im lặng và an bình đó họ đi vào tiếp xúc với bản thể bên trong nhất của mình, linh hồn họ. Một khi bạn trong tiếp xúc với linh hồn mình, tình yêu của bạn trở thành không chỉ là thân thuộc mà đơn giản là cái bóng của bạn. Dù bạn đi đâu, dù bạn đi tới bất kì ai, bạn cũng đều yêu.
Ngay bây giờ, điều bạn gọi là yêu mới chỉ hướng tới ai đó, hạn chế vào ai đó. Và tình yêu lại không phải là hiện tượng có thể bị giới hạn. Bạn có thể có nó trong bàn tay để mở, nhưng bạn không thể có nó trong bàn tay nắm của mình được. Khoảnh khắc tay bạn nắm lại, chúng thành trống rỗng. Khoảnh khắc tay bạn mở ra, cái toàn thể của sự tồn tại lại có sẵn cho bạn.
Socrates đúng: Người biết tình yêu cũng biết chân lí, bởi vì chúng chỉ là hai cái tên của một kinh nghiệm. Và nếu bạn còn chưa biết tới chân lí, nhớ rằng bạn vẫn còn chưa biết tới tình yêu đâu.
Để biết ân huệ này của bản tính con người, người ta không thể tìm đâu ra sự giúp đỡ tốt hơn là tình yêu."

Mục lục
Phần I: Tình yêu
Phần II: Từ thân thuộc tới việc quan hệ
Phần III: Tự do
Phần IV: Một mình
Hết

MKRdezign

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google-plus#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget